Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mới“Mực xanh, mực đen không quan trọng, miễn là viết chữ Trung...

“Mực xanh, mực đen không quan trọng, miễn là viết chữ Trung Quốc”!

Trung Quốc rất giỏi dùng học thuyết tuyên truyền của trùm phát xít Gơ Ben “dù vô lý đến mấy, nói đi, nói lại, nói mãi người ta cũng sẽ tin”.

John Sudworth trò chuyện cùng người được cho là chủ nhân cuốn sách (Ảnh chụp màn hình)

Giới truyền thông quốc tế háo hức tìm hiểu cái gọi là “cuốn sách cổ 600 năm tuổi” – nghĩa là từ thời nhà Minh – mà báo chí chính thống Trung Quốc rầm rộ quảng bá. 

Theo đó cuốn sách 600 năm tuổi này khẳng định Biển Đông là của Trung Quốc từ xưa lắm rồi?

Nhà báo John Sudworth của BBC China đã thực hiện chuyến thăm đảo Hải Nam nhằm giải đáp thực hư câu chuyện cổ tích hiện đại của người Trung Quốc.

Chủ nhân cuốn sách (nếu có), một ngư dân già nói với John Sudworth. 

“Cuốn sách này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Từ thế hệ của ông nội tôi, đến thế hệ của cha tôi, rồi tới tôi.

Cuốn sách này chủ yếu dạy chúng tôi làm thế nào để đi đâu đó và quay trở lại, làm thế nào để đi đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và làm thế nào để trở về với đảo Hải Nam”?

Cuốn sách được các cơ quan ngôn luận của Nhà nước Trung Quốc quảng bá rầm rộ cả tại Trung Quốc và ngoài Trung Quốc mới đây là có thật hay chỉ là sự tưởng tượng của bộ máy tuyên truyền khổng lồ mà Bắc Kinh huy động nhằm lừa bịp dư luận.   

Trả lời đề nghị của John Sudworth muốn xem cuốn sách, ngư dân Trung Quốc nói: “Mặc dù cuốn sách là quan trọng, tôi đã quẳng nó đi vì sách cũ và hỏng”. 

Vì đây là đối thoại trực tiếp của ông già ngoài 80 tuổi với John Sudworth nên thật khó để cho rằng câu chuyện trên là bịa đặt.

Để kiểm chứng thông tin, người viết đã tìm đọc bài viết trên báo Chinadaily.com.cn (bản tiếng Anh). 

Báo này đã đăng bài giới thiệu cuốn sách này kèm một bức ảnh chụp lại một trang trong cuốn sách.

Tác giả bức ảnh này là Liu Xiaoli, lởi chú giải phía dưới bức ảnh ghi:

“Một cuốn sách của ngư dân Trung Quốc (tên là) Su Chengfen mô tả các tuyến đường biển từ quận Tanmen tỉnh Hainam (Hải Nam) đến đảo Huangyan (Hoàng Nham theo cách gọi của Trung Quốc) ở Biển Đông”. 

Bài báo có đoạn: “Su Chengfen has spent all his life fishing in the reef-filled South China Sea, guided by a handwritten book more than 600 years old that depicts routes to various remote islands from Hainan province”.

(Su Chengfen đã dành cả cuộc đời mình đánh cá ở Biển Đông. Ông có cuốn sách viết tay hơn 600 năm tuổi hướng dẫn cách đi tới các đảo (ở Biển Đông) từ tỉnh Hải Nam” 

Không cần phải tinh mắt, bất kỳ ai nhìn bức ảnh minh họa mà Chinadaily.com.cn đưa vào bài báo cũng có thể thấy giấy viết còn rất mới của cuốn sách hoàn toàn mâu thuẫn với lời kể của người ngư dân đảo Hải Nam, rằng:

“Tôi đã quẳng nó đi vì sách cũ và hỏng”. Hơn nữa màu mực trên cái gọi là “sách cổ 600 tuổi” này lại là màu xanh. 

Nếu để ý kỹ chút nữa thì màu mực trên trang sách này lại khá giống với màu mực những dòng chữ trên trang báo (giấy) lót làm nền khi chụp ảnh.

Hay là những tờ “báo lót” đó cũng được in ra cách đây 600 năm như cuốn sách viết tay nọ?

Ảnh chụp màn hình Chinadaily.com.cn về cái gọi là “cuốn sách 600 năm tuổi viết bằng mực xanh”

Nếu giả sử thời nhà Minh (1368 – 1662) Trung Quốc đại lục chỉ dùng mực màu đen (mực tàu) thì các chính trị gia cũng nên khuyên các nhà khoa học cố gắng sưu tầm, công bố các văn bản lưu trữ chỉ riêng của đảo Hải Nam để chứng minh, rằng ngư dân đảo Hải Nam không dùng mực màu đen như chính quyền trung ương mà là màu xanh. Để có thể chứng minh sự tồn tại của cuốn sách, thiết nghĩ các nhà khảo cổ, ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu, đặc biệt là Ban Biên tập Chinadaily.com.cn cần phải chứng minh một điều khác, rằng 600 năm trước tổ tiên của họ khi viết chữ đã dùng cả mực màu xanh chứ không chỉ dùng mực tàu màu đen. 

Còn nếu cuốn sách này được ngư dân Su Chengfen ghi gần đây (vào những trang giữa cuốn sách) và tác giả bài báo vô tình chụp đúng trang mà Su Chengfen viết thì cũng nên giải thích với dư luận quốc tế rằng, với người Trung Quốc “mực xanh, mực đen không quan trọng, miễn là viết chữ Trung Quốc”.

Cũng trên China Daily, một dự án về các chuyến du lịch tới Trường Sa đã được phát động với lời lẽ mà AQ của Lỗ Tấn sống lại cũng không dám thốt lên: “Nam Sa (Trường Sa) là lãnh thổ còn nguyên sơ cho ngành công nghiệp du lịch của Trung Quốc”.  

Trung Quốc đang phát động cuộc chiến tổng lực chống lại phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration – PCA) tại The Hague liên quan đến đơn kiện của Philippine. 

Dư luận dự đoán phán quyết sẽ vô hiệu hóa tuyên bố của Trung Quốc về “đường lưỡi bò” bao trùm 90% diện tích Biển Đông.

Đã là cuộc chiến thì người Trung Quốc rất giỏi kết hợp “truyền thống lịch sử” của tổ tiên là không ngại dối trá (binh bất yếm trá) với học thuyết tuyên truyền của trùm phát xít Gơ Ben “dù vô lý đến mấy, nói đi, nói lại, nói mãi người ta cũng sẽ tin”.

Sống trong thời đại bùng nổ thông tin, dù mạng xã hội tại Trung Quốc bị kiểm duyệt gắt gao song không phải là tất cả người dân Trung Quốc đều tin những gì Bắc Kinh tuyên truyền.

Tờ South China Morning Post (Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam – Hồng Kông) từng nhận định: “Việc Trung Quốc in hình bản đồ có đường lưỡi bò phi lý vào hộ chiếu phổ thông mới của nước này là hành động ngu ngốc và đi quá xa”. 

Tuyên bố có mấy chục nước ủng hộ (Trung Quốc) chống lại phán quyết của PCA nhưng khi hỏi là những nước nào thì “không nhớ”, hỏi đến bằng chứng thép 600 năm tuổi khẳng định chủ quyền thì “vứt đi mất rồi”… 

Xua hàng mấy chục vạn quân đánh phá biên giới Việt Nam năm 1979 thì nói “đó là phản kích tự vệ”.

Cắm giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam trên Biển Đông thì lu loa “nước nhỏ bắt nạt nước lớn (Trung Quốc)”? 

Nhiều người bảo đó không phải là cách hành xử của một quốc gia có nền văn minh hàng nghìn năm, là thành viên có trách nhiệm của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. 

Nhận xét như vậy có phải là thiếu chính xác?

Trung Quốc đã qua giai đoạn giấu mình chờ thời, giờ là lúc hãnh tiến, là lúc đáp trả “nỗi nhục thế kỷ” mà liên quân 8 nước gây ra.

Sự hãnh diện không chỉ là ở tầng lớp tinh hoa mà còn thấm sâu đến đến một bộ phận cư dân bị nhồi sọ bởi tư tưởng Đại Hán. 

Câu chuyện du khách Trung Quốc sang Việt Nam ngang nhiên đốt tiền Việt, đòi thanh toán tiền ăn bằng Nhân dân tệ, hay Nữ hoàng Anh nhận định: “Các quan chức Trung Quốc đã rất thô lỗ” cho thấy phần nào bức tranh toàn cảnh Trung Quốc hiện đại.  

Không nên vơ đũa cả nắm khi nói về người dân Trung Quốc, nhưng ngay cả người ngư dân già ngoài 80 tuổi còn bị lợi dụng khi nói về “cuốn sách 600 năm tuổi” thì đủ thấy, cách tuyên truyền của Gơ Ben và binh pháp Tôn Tử đã được giới cầm quyền Bắc Kinh kết hợp thành công như thế nào.

Hành xử như vậy chỉ có thể là China Daily.

RELATED ARTICLES

Tin mới