Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ liên tục gặp lũ lụt lớn

TQ liên tục gặp lũ lụt lớn

Ngày 24/6 vừa qua, lượng mưa trút xuống thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc trong một tiếng đồng hồ đã đủ để đổ đầy 54 cái Tây Hồ, một hồ nước ngọt nổi tiếng ở thành phố Hàng Châu có nơi nước sâu đến cổ người lớn. Theo các cảnh báo từ các chuyên gia, hiện nay gần một nửa thành phố lớn ở Trung Quốc đang chìm dần, đe dọa đến sự an nguy của hơn 270 triệu người. Mặt trời mọc ban đêm cá nhảy bất thường dị tượng liên tiếp xảy ra ở Bắc Kinh. Hạn hán nghiêm trọng, nông dân nhiều nơi mất mùa hơn 90%. Vì sao những năm gần đây thiên tai dị tượng xảy ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở Trung Quốc? Thiên tượng đang muốn cảnh báo điều gì?

Hố tử thần là một hiện tượng nguy hiểm, đáng quan ngại, nhất là cách thức chúng xuất hiện rất khó lường

Hố tử thần xuất hiện, Bắc Kinh đang ‘sụp đổ’?

Tin tức về mưa lũ bất thường tại Trung Quốc không còn là tin mới, mà đã trở thành tin tức thường xuyên. Mới nhất, vào ngày 24/6, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, đã phải hứng chịu lượng mưa lớn. Nếu tính dựa trên tổng diện tích 11.819 km² ở Trường Sa, tổng lượng mưa trong một tiếng rơi xuống thành phố này lên tới 768 triệu m³, xấp xỉ lượng nước của 54 cái Tây Hồ, là một hồ nước ngọt nổi tiếng ở thành phố Hàng Châu.

Đài phát thanh văn nghệ Thanh Đảo hôm ngày 24/6 đưa tin, tượng nhà thơ Lý Bạch ở thị trấn Đảo Hòa Đàm, thành phố Tuyên Thành, tỉnh An Huy đã bị ngập tới ngực. Trước đó, Bắc Kinh đã hứng chịu những trận mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng. Đặc biệt, do ảnh hưởng của bão Dog Sori, lượng mưa xối xả đã gây ra ngập lụt và lở đất tại nhiều khu vực trong thành phố, khiến giao thông tê liệt, hơn 31.000 người phải sơ tán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

Tại quận Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh, một cảnh tượng kinh hoàng đã xảy ra tại một trung tâm thương mại mới khai trương. Trên vỉa hè của trung tâm, bỗng nhiên xuất hiện một hố sụt sâu tới 6 m, giống như cảnh trong các bộ phim thảm họa. Cơ quan chức năng nhanh chóng trấn an người dân rằng, do mưa quá lớn khiến nền đường bị lún và chỉ cần khắc phục, tu bổ là được. Tuy nhiên, người dân hết sức lo lắng bởi đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự cố. Tháng 2/2023, một người đang ngồi trong xe thì bỗng xuất hiện một hố sụt bên dưới đầu xe, chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút, chiếc xe của ông đã rơi xuống hố sâu. Cư dân mạng đã phát hiện thêm nhiều hình ảnh rùng rợn hơn với những hố sụt khổng lồ xuất hiện khắp Bắc Kinh. Điều này khiến cư dân mạng bàng hoàng, chẳng lẽ, ngay tại thủ đô lại có nhiều công trình kém chất lượng đến thế?

Thực tế không chỉ Bắc Kinh, rất nhiều thành phố lớn tại Trung Quốc đang bị sụt lún ở nhiều mức độ. Theo các kết quả nghiên cứu được công bố gần đây, dựa trên phân tích dữ liệu vệ tinh trong 10 năm cho thấy, khoảng 45% đất đô thị ở nước này đang sụt lún ở mức 3 mm/năm; 16% ở mức hơn 10 mm/năm. Nó được đánh giá là mức trung bình đến nghiêm trọng, đe dọa đến hơn 270 triệu người dân thành thị. Nguyên nhân là do mực nước ngầm giảm làm độ cứng của đất yếu đi. Thêm vào đó, các công trình xây dựng ngày càng nhiều tạo sức nặng không thể nào chống đỡ được, dẫn đến nguy cơ sụt lún trên diện rộng. Các thành phố đã bơm nước từ các tầng ngập nước ngầm nhanh hơn mức nó kịp hồi phục. Tình hình trở nên càng trầm trọng khi biến đổi khí hậu gây ra hạn hán nặng nề hơn. Việc khai thác quá mức làm giảm mực nước ngầm và khiến vùng đất phía trên bị lún xuống. Tại thành phố Thiên Tân, vào năm 2023, khoảng 3000 người dân đã phải sơ tán khẩn cấp vì sạt lở gây ra các vết nứt trên tường của các tòa nhà cao tầng. Nếu tiếp tục sinh sống, rất có thể gây ra tai nạn thảm khốc.

Nhiều vùng khai thác than cũ đã hứng chịu hậu quả nặng nề trước việc khai thác quá mức. Chính quyền thường phải bơm bê tông vào các mỏ than, đường hầm đổ nát để gia cố nền đất. Sụt lún đã khiến Trung Quốc thiệt hại hơn 7,5 tỷ nhân dân tệ hàng năm. Trong thế kỷ tới, gần 1/4 đất ven biển thấp hơn mực nước biển khiến hàng trăm triệu người có nguy cơ ngập lụt. Ông Robert Nico, tại Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Đại học Stanley cho biết, đây thực sự là một vấn đề quốc gia đối với Trung Quốc chứ không phải là vấn đề của chỉ một hoặc hai nơi. Và đó cũng là mô hình thu nhỏ của những gì đang xảy ra trên khắp thế giới.

Thời tiết ở Bắc Kinh xuất hiện nhiều điềm lạ

Ngày 13/6 vừa qua, một tài khoản trên mạng xã hội X chia sẻ video cho thấy một vòng sáng mạnh ở trung tâm bức ảnh và vầng sáng hình tròn giống như mặt trời mọc, mặc dù thời gian quay là buổi tối. Một người đàn ông giọng Bắc Kinh nói trong video rằng: “Đây là hiện tượng gì vậy? Mặt trời đang chiếu sáng vào ban đêm, hãy nhìn xem có phải người Sao Hỏa đang đến không hay một con tàu vũ trụ đang đến?”. Nhiều cư dân Bắc Kinh khác cũng đăng tải những hình ảnh tương tự lên mạng xã hội với các bình luận trên Weibo như: “Thật kỳ lạ, mặt trời lại ló rạng vào lúc 8:00 tối. Thời tiết Bắc Kinh gần đây rất bất thường”. Trước đó, vào ngày 12/6, mưa lớn và mưa đá đã ập xuống ở Bắc Kinh kèm theo gió mạnh nhất đạt cấp 10. Sau đó còn xuất hiện hiện tượng sấm sét đánh cầu vồng hiếm gặp. Video trên mạng xã hội cho thấy bầu trời Bắc Kinh chia thành hai cảnh tượng đối lập, một bên mưa, một bên đỏ rực như lửa kèm theo cầu vồng khổng lồ và sét đánh liên tục. Cuối tháng trước, Bắc Kinh cũng chịu một trận gió mạnh và mưa lớn khiến mái ngói của Tử Cấm Thành bị thổi bay và vỡ vụn. Ngày 11/5, hiện tượng cực quang màu đỏ hiếm gặp cũng xuất hiện.

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, có cách nói “thiên nhân cảm ứng” nghĩa là những dị tượng trên trời và biến động nơi con người có mối quan hệ tương ứng. Nếu con người hành xử thuận theo đạo trời sẽ gặp may mắn và thịnh vượng. Ngược lại, nếu làm việc nghịch đạo trời sẽ bị cảnh báo bằng những điềm xấu và dị tượng dẫn đến thiên tai, dịch bệnh và bất ổn xã hội. Gần đây, nhiều hiện tượng bất thường xuất hiện thường xuyên ở Trung Quốc khiến nhiều người lo ngại và tự hỏi: “Phải chăng sắp có đại sự xảy ra?”.

Ngoài ra, còn có hiện tượng cá nhảy bất thường cũng thường xuyên xuất hiện. Mới nhất là vào ngày 20/6/2024, một đoạn video đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc ghi lại cảnh tượng hiếm gặp khi một lượng lớn cá nhảy lên khỏi mặt nước gần cầu Cốc Lý ở thành phố Tân Thái, tỉnh Sơn Đông. Hiện tượng kỳ lạ này đã gây ra nhiều suy đoán khác nhau. Nhân viên chính quyền thị trấn Cốc Lý cho biết, cơ quan bảo tồn nước và bảo vệ môi trường địa phương đang điều tra nguyên nhân cụ thể nhưng chưa có kết quả chính thức.

Một giả thuyết được đưa ra là nhiệt độ ngày hôm đó quá cao, tới 35 đến 36 độ C, dẫn đến thiếu oxy trong nước. Tuy nhiên, trên trang Nhật ký thám hiểm, một người nhận định rằng: “Theo kinh nghiệm câu cá nhiều năm của tôi, hành vi nhảy khỏi nước của đàn cá là không đơn giản. Khi thiếu oxy, cá thường tỏ ra mệt mỏi chứ không phấn khích như vậy, trừ khi phải chịu đựng một sự kích thích mạnh nào đó. Chúng mới đồng loạt nhảy cùng nhau. Đó là một tình huống hiếm gặp”. Cảnh tượng này cũng gây lo ngại cho người dân địa phương. Một số người cho rằng đây là dấu hiệu báo trước của một trận động đất, nhưng cũng có người nói do thời tiết nắng nóng và thiếu mưa. Một số cư dân mạng bình luận: “Hiện tượng này cũng xảy ra trong trận động đất ở Đường Sơn trước kia. Hãy bật cảnh báo động đất trên điện thoại di động. Tôi nhớ trước đây động đất ở Vấn Xuyên, đài truyền hình cũng đã đưa tin về hiện tượng tương tự như vậy. Tốt hơn hết, mọi người nên thận trọng”.

Đủ loại bất thường

Trong những năm tháng vừa qua, nhiệt độ cao và hạn hán tiếp tục diễn ra ở Sơn Đông, Hà Nam và các tỉnh miền Bắc Trung Quốc. Nông dân tại nhiều địa phương bị ảnh hưởng cho biết thiệt hại mùa màng đã lên tới 90%, và dự báo đợt hạn hán này sẽ còn kéo dài ít nhất 2 tháng. Đoạn video cho thấy cảnh tượng đất đai khô cằn và hồ chứa nước cạn trơ đáy ở Sơn Đông. Tỉnh Sơn Đông đã phải ban hành cảnh báo nhiệt độ cao màu cam. Người dân địa phương không còn cách nào khác phải chống chọi với cái nóng như thiêu đốt. Ông Lý, một nông dân tại Sơn Đông, cho biết: “Ngày xưa, khi chưa hạn hán, nước sông chỉ cách con đường của chúng tôi vài mét. Bây giờ nó đã rút ngắn và khô cạn. Nước này được dùng để tưới tiêu cho cây nông nghiệp, phía Nam thành phố đều dùng nước ở đây để sinh hoạt. Thời tiết khô hanh đã kéo dài hơn 1 tháng”. Người dân cho biết kể từ những năm 1960, hạn hán chưa bao giờ nghiêm trọng như thế.

Trong khi các tỉnh phía Bắc Trung Quốc đang gánh chịu hạn hán nặng nề, vào ngày 20/6, những bông tuyết bay khắp các khu vực và phủ một lớp tuyết dày tại Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam. Video cho thấy người phụ nữ mặc áo chống nước, phía sau có người mặc áo ấm ra ngoài ngắm tuyết. Tuyết rơi mùa hè là rất hiếm xảy ra, nhưng trong những năm gần đây, nó gần như đã trở thành hiện tượng bình thường mới ở Trung Quốc.

Cách đây vài năm, nhiều phương tiện truyền thông đại lục đều đã đưa tin về cảnh tuyết mùa hè, nhưng giờ đây tuyết rơi mùa hè đã trở thành chủ đề cấm đưa tin. Thậm chí, các tin tức liên quan trên mạng xã hội cũng thường xuyên bị chặn. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, tuyết tháng 6 được coi là biểu tượng của sự bất công, vì vậy hiện tượng tuyết rơi tháng 6 cũng trở thành đề tài bị cấm tại Trung Quốc đại lục.

Đây là video ghi lại cảnh tượng kỳ lạ trên bầu trời Nội Mông, Trung Quốc do một người phụ nữ địa phương quay lại. Trong video, cô đang ngồi trong xe và trong thấy một đám mây kỳ lạ, liền rút điện thoại ra quay kèm với đó là lời cảm thán: “Ôi, ông trời có mắt”. Video nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân. Chính quyền địa phương hiện chưa đưa ra lời giải thích về hiện tượng này. Nhiều cư dân mạng bình luận rằng: “Người dân Trung Quốc đã phải chịu nhiều bất công và đau khổ. Lẽ nào ông trời cũng nổi cơn thịnh nộ rồi? Đúng là ông trời có mắt”.

Còn một sự kiện nữa chính là sáng ngày đầu tiên kỳ họp Lưỡng hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 3 năm nay. Hai quả cầu khổng lồ lần lượt từ trên trời rơi xuống Bắc Kinh, chúng phát nổ và phát ra ánh sáng xanh chói lọi. Sử ký thiên quan thư có viết: “Thiên thạch rơi thường báo trước cảnh một nhân vật quan trọng sẽ qua đời”. Năm 1976, sau trận mưa sao băng hiếm gặp ở Cát Lâm, ba nhân vật lớn của Trung Quốc là Chu Ân Lai, Chu Đức và Mao Trạch Đông đã lần lượt qua đời. Thiên thạch lớn nhất hiện đang được trưng bày tại bảo tàng thành phố Cát Lâm. Còn lần thiên thạch rơi gần đây, nhiều người cho rằng cũng là cảnh báo từ thiên tượng.

Những năm gần đây, thế giới xuất hiện rất nhiều thiên tai dị tượng. Nhưng vì sao lại hay nói về Trung Quốc? Vì đây chính là nơi dị tượng xảy ra nhiều nhất và ở mức cực đoan nhất. Sấm vĩ học cổ xưa cho rằng những thiên tượng hoặc dị tượng bất thường có liên quan chặt chẽ đến sự thăng trầm và hỗn loạn của thế giới loài người, tất cả chúng đều cho thấy sự không hài lòng của thượng thiên đối với những người nắm quyền lực. Hán thư viết: “Nếu một quốc gia đánh mất đạo trời, thì Thượng Thiên sẽ giáng tai họa xuống để cảnh báo Quốc quân. Nếu không biết sửa chữa lỗi lầm, thì sẽ xuất hiện những thiên tượng quái dị nghiêm trọng hơn nữa. Nếu vẫn không biết hối cải sửa chữa lỗi lầm, thì sẽ phải kết thúc Vương Triều”.

Dường như việc lặp lại những hiện tượng kỳ lạ trong những năm gần đây chính là sự từ bi của thần vật muốn thức tỉnh con người. Rời xa những điều không tốt, quay về với những giá trị đạo đức tốt đẹp của ngàn xưa. Văn minh 5000 năm Trung Hoa có lẽ đang chờ đợi phục hưng như các nhà tiên tri từ cổ chí kim đã chỉ ra. Thời kỳ đen tối này đã được dự đoán trước và chỉ những ai kim thù thiên đạo, sống thiện lương, tín thần thì sinh mệnh sẽ đắc hạnh phúc, sẽ nhận được sự bảo hộ của thần.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới