Monday, December 30, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiGây sự với Nhật?

Gây sự với Nhật?

Ngày 27/8, người phát ngôn cấp cao của Chính phủ Nhật Bản cho rằng, việc máy bay quân sự Trung Quốc đã xâm phạm không phận Nhật Bản là điều “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Máy bay quân sự của Trung Quốc bị tố xâm phạm không phận Nhật Bản

Tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp báo thường kỳ của Văn phòng Nội các Nhật Bản. Theo đó, máy bay quân sự được nhắc đến thuộc dòng trinh sát Y – 9, đã bay qua quần đảo Danjo ở phía tây đảo Kyushu trong khoảng 2 phút, vào sáng 26/8.

Chánh Văn phòng Nội các Yoshimasa Hayashi, thông tin trước truyền thông trong và ngoài nước, đã cáo buộc, việc xâm phạm không phận Nhật Bản “không chỉ là hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Nhật Bản mà còn đe dọa an ninh của chúng tôi”. Quan chức của Tokyo cũng cho biết: cùng tiếp tục theo dõi hoạt động quân sự nguy hiểm này, Nhật Bản và sẽ chuẩn bị đầy đủ cho bất kỳ hành vi xâm phạm không phận nào. Nhật Bản cũng đã “triệu đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại Tokyo đến để phản đối”.

Trung Quốc và Nhật Bản vốn căng thẳng nhau từ lâu, do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) không có người ở. Thế nên, chuyện bên này “tố” bên kia sử dụng máy bay trinh sát một cách “bất hợp pháp”, gây căng thẳng và nguy hiểm, nếu chưa phải là “chuyện thường ngày”, thì cũng từng xảy ra. Như hồi tháng 11 năm 2013 chẳng hạn, Bộ Quốc phòng Nhật Bản từng trưng hình ảnh chiếc máy bay trinh sát Tu-154 của Trung Quốc. được cho là “bị lực lượng phòng không Nhật Bản phát hiện”, bay vào khu vực cách quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khoảng 150 km về phía bắc.

Dĩ nhiên, cùng với thông tin trên, Tokyo cũng khẳng định chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp với Bắc Kinh bằng chi tiết: Nhật Bản đã “điều động các máy bay chiến đấu” theo dõi hành vi chiếc Tu-154 của Trung Quốc.

Đối lại, liên quan quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Bắc Kinh như cố ý làm “to chuyện” hơn qua việc cùng thời điểm, “lệnh” cho Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) thực hiện một chương trình bình luận mang tên “Nhật Bản không ngại tuyên truyền máy bay quân sự Trung-Nga bay áp sát”. Chương trình nhấn mạnh: “Nhật Bản đã điều động khẩn cấp máy bay chiến đấu cất cánh, theo dõi máy bay trinh sát Tu-154 của Trung Quốc và Nga bay gần không phận của họ, liên tục trong các ngày 16 và 17/11 ở vùng trời lân cận đảo Senkaku”.

Chương trình đã khiến một số nhà quan sát khu vực nhận định, Bắc Kinh tỏ ra “cao tay” hơn Tokyo khi áp lời tố cáo của Nhật Bản cho cả Nga.

Làm thế để làm gì? Để “lôi” Moscow vào cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku với Nhật Bản. Nếu Kremlin, vì lời tố của Tokyo, mà động lòng nhảy vào cuộc, câu chuyện sẽ nở ra thành một cuộc đấu khẩu “tay ba”. Trong tình huống đó, các nhà quan sát nhiều khả năng sẽ hoài nghi, cho rằng Tokyo đang làm động thái ví như “tung hỏa mù” hòng nhiễu loạn dư luận.

Cùng thời điểm trên, Bắc Kinh còn tung ra số liệu khiến nhiều người choáng váng: tính tới thời điểm đó, Tokyo đã cho máy bay trinh sát Trung Quốc tới hơn 500 lần.

Tất nhiên, chẳng phải mọi con số Bắc Kinh đưa ra, dư luận đều cả tin và gật đầu. Tuy nhiên, một khi Tokyo làm cái việc “trinh sát” nhiều tới mức vượt cả tần suất trinh sát của Mỹ đối với Trung Quốc, vẫn khiến một bộ phận nào đó trong dư luận thay đổi định kiến lâu nay với Bắc Kinh, quay qua trách cứ bên kia, rằng: hóa ra Tokyo cũng “không phải dạng vừa”.

Nhắc lại chuyện xưa không phải để làm cái việc cào bằng, đánh đồng sau với trước. Tính chất của vụ việc liên quan chiếc máy bay quân sự trinh sát Y – 9 vừa qua – nếu cáo buộc của Tokyo là khách quan – khác hẳn bản chất. Khác nên Tokyo mới nói rằng “đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc xâm phạm không phận của Nhật Bản”.

Nói cách khác, xét về tính chất, hành vi của Trung Quốc lần mới nhất này, dưới con mắt cảnh giác của Nhật Bản, là “nghiêm trọng”, không thể đánh đồng như những động thái được gọi là “áp sát không phận” hoặc bay vào vùng đặc quyền kinh tế mà họ hoàn toàn có quyền, theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Và, đối lại một hành vi nghiêm trọng “chạm lằn ranh đỏ” như thế, bất cứ một quốc gia có chủ quyền nào cũng cần phản ứng lại một cách kiên quyết, cứng rắn. Không phản ứng, điều đó cần bị coi là sự nhân nhượng vô nguyên tắc.Và, diễn ra tiếp theo là chính quyền phải giải thích, đồng thời hứng chịu phẫn nộ của chính dư luận trong nước.

Có lẽ, đánh giá, tiên liệu được khả năng đó nên trong khi Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cáo buộc Bắc Kinh nặng nề, một số quan chức Chính phủ Nhật Bản lại thận trọng cho rằng: vẫn còn quá sớm để kết luận hành động mới nhất của Trung Quốc có là cố ý hay không.

Bằng cách đó, họ muốn thanh minh, giải thích với dư luận Nhật Bản vì sao quốc gia này chưa có phản ứng tương xứng đối với hành vi trên của Trung Quốc.

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới