Monday, December 30, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiUkraina vô ơn ăn vào máu, đã phản bội Liên Xô nay...

Ukraina vô ơn ăn vào máu, đã phản bội Liên Xô nay lại phản bội EU

Mới đây, Ba Lan đã lên tiếng tố Ukraine vô ơn với họ. Warszawa (Vác-xa-va) rất bất bình với thói ‘vong ân bội nghĩa’ mà Kiev trưng ra trước toàn thế giới khi nói về những đồng minh đã hết lòng giúp đỡ họ trong cuộc chiến chống Nga. Cụ thể, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói: “Ukraine không nên quên Ba Lan là quốc gia đã giúp đỡ họ nhiều nhất”, đồng thời chỉ trích phát biểu của Tổng thống Zelensky tại Liên Hợp Quốc. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki gay gắt nói: “Chính Ba Lan đã chào đón hàng triệu người Ukraine. Chính người Ba Lan đã chấp nhận người Ukraine. Ngài không nên quên điều đó, Tổng thống Zelensky!”.

Tượng Lenin bị kéo đổ ở Ukraine

Thủ tướng Ba Lan nói thêm, bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trước đó là rất không phù hợp. Tổng thống Zelensky đã nói rằng một số người bạn châu Âu chỉ thể hiện tình đoàn kết trên sân khấu chính trị, biến vấn đề ngũ cốc thành màn kịch giật gân.

Ông Morawiecki cũng cho rằng Ukraine có thể quay lưng với Ba Lan để thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Đức. Ông cảnh báo Berlin luôn muốn hợp tác với Mát-xcơ-va hơn là lãnh đạo các nước Trung Âu, và một ngày nào đó có thể từ bỏ Kiev để xích lại gần hơn với Nga.

Thủ tướng Ba Lan nhắc lại những tháng đầu xảy ra xung đột ở Ukraine, Đức rất miễn cưỡng cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev. Đức chưa phản hồi về phát ngôn của Thủ tướng Ba Lan.

Ba Lan là một trong những nước tích cực ủng hộ Ukraine khi xảy ra xung đột hồi tháng 2/2022. Tuy nhiên, quan hệ giữa Vác-xa-va và Kiev gần đây leo thang căng thẳng về vấn đề ngũ cốc giá rẻ của Ukraine. Ba Lan gần đây cũng đấu khẩu với Đức về cáo buộc gian lận thị thực. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng Chính quyền Ba Lan không nên mong chờ sự biết ơn của Ukraine, vì đó là điều xa xỉ. Tính vô ơn đã ăn sâu bám rễ vào chính quyền Ukraine, khó lòng có thể thay đổi! Nếu so sánh những gì Ba Lan làm cho Ukraine với những gì mà Liên Xô gây dựng cho chế độ Kiev, người ta sẽ thấy việc Ba Lan mong Ukraine nhớ công ơn của Vác-xa-va thật nực cười.

Liên Xô đã để lại cho Kiev một di sản hùng mạnh, một tiềm lực rộng lớn để con cháu Ukraine có thể đời đời thịnh vượng. Ukraine từng là trung tâm sản xuất vũ khí của các quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ. Trước đó, sản xuất vũ khí từng là ngành công nghiệp mũi nhọn ở Ukraine vào đầu những năm 1990. Lợi thế của Ukraine chính là việc thừa hưởng nền tảng công nghệ của ngành công nghiệp quốc phòng và lực lượng lao động đông đảo từ 14 quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ. Theo tờ The Wall Street Journal, vào thời điểm đó, nền quốc phòng Ukraine ước tính có khoảng 700.000 lao động trên tổng số 52 triệu dân.

Vào đầu những năm 1950, Liên Xô đã tìm cách hồi sinh các thành phố bị tàn phá bởi chiến tranh bằng việc xây dựng các khu công nghiệp quốc phòng ở khắp các quốc gia thuộc khu vực Đông Âu ngày nay. Ban lãnh đạo Liên Xô lúc đó đã chọn thành phố Dnepropetrovsk ở miền Nam Ukraine để xây dựng nhà máy sản xuất vệ tinh quân sự và nhà máy sản xuất tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới.

Sự kết hợp giữa việc sản xuất vũ khí và quyền lực chính trị bao trùm khắp vùng Đông Âu đã mang lại sự thịnh vượng cho khu vực Dnepropetrovsk, đồng thời biến nơi này thành bệ phóng cho sự nghiệp của rất nhiều chính khách Liên Xô thời điểm đó. Sản xuất quốc phòng ở Dnepropetrovsk và các khu vực lân cận gia tăng nhanh chóng, cùng với thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Kể từ đó, nền quốc phòng của Ukraine đã trải qua nhiều sự thay đổi lớn sau khi tách khỏi Liên Xô vào năm 1991.

Dưới thời Tổng thống Leonid Kuchma vào năm 1994, khu vực Dnepropetrovsk và Donetsk đã phát triển thành khu công nghiệp nặng. Sau đó, chính quyền ông Kuchma bắt đầu mở rộng khu vực này thành trung tâm chính trị, văn hóa, tài chính và truyền thông của đất nước.

Dưới thời Tổng thống Petro Poroshenko, chính quyền Kiev đã thúc đẩy việc thay thế các điều khoản trung lập và không liên kết của đất nước từ thời Tổng thống Leonid Kuchma bằng đề xuất gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, nền quốc phòng Ukraine đã chịu ảnh hưởng rất lớn kể từ thời điểm đó. Ukraine còn có rất nhiều tài nguyên khoáng sản, có cảng biển lớn, kết hợp với năng lực công nghiệp Liên Xô để lại. Đáng lẽ, chính quyền Ukraine có thể giúp đất nước này đời đời thịnh vượng, nhưng họ đã phản bội Liên Xô, họ kéo đổ tượng Lenin, đập phá những biểu tượng do Liên Xô để lại. Chính quyền Ukraine đã dần bán đi những dây chuyền công nghiệp sản xuất vũ khí cho Trung Quốc, bán tài nguyên khoáng sản và đất đai cho phương Tây, phản bội lại người anh em hàng xóm Nga và trông mong vào một NATO xa vời.

Cái giá của sự phản bội là chiến tranh loạn lạc, nền công nghiệp quốc phòng sụp đổ, đời sống nhân dân lầm than. Khối phương Tây, trong đó có Ba Lan, đã từng kích động chính quyền Ukraine chia rẽ phản bội lại Liên Xô, phản bội lại Nga, nay họ lại muốn Ukraine phải học cách biết ơn hay sao? Điều đó là không thể, vì sự vong ân bội nghĩa đã ăn sâu vào máu của giới lãnh đạo Kiev.

Theo đài Russia Today, hồi đầu tháng 4/2022, Tổng thống Ukraine đương nhiệm Zelensky nhấn mạnh, để giải quyết cuộc xung đột hiện nay và đối phó với các kẻ thù tiềm tàng tiếp theo, đất nước ông sẽ phải vạch ra những kế hoạch nhằm hiện đại hóa nền quốc phòng để đảm bảo an ninh quốc gia tốt hơn và toàn diện hơn. Trong khi, nếu họ không đập phá đi nền móng mà Liên Xô đã xây dựng cho họ, thì giờ tiềm lực quân sự của Kiev cũng không hề thua kém ở châu Âu.

Ở một góc độ khác, đâu chỉ riêng Ukraine vô ơn trên thế giới, châu Âu cũng vô ơn đâu kém gì Ukraine. Châu Âu dù được Nga cứu giúp, nhưng vẫn sẵn sàng hùa nhau và câu kết với Mỹ để chống lại Nga. Học giả người Nga Igor Bocharnikov mới đây đã có bài viết vạch trần sự ‘vô ơn’ của châu Âu với những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi. Ông cũng chỉ ra rằng, trước thực tế luôn bị châu Âu bài xích, Nga cần có chiến lược hợp lý, đó chính là ‘chiến lược Á – Âu’.

Theo ông Bocharnikov, trong lịch sử mỗi khi bị đe dọa, châu Âu lại trông đợi vào Nga. Nhưng sau khi khó khăn được giải quyết nhờ sự tham gia của nước Nga, Châu Âu lại thổi bùng chiến dịch bài Nga mới. Nước Nga nhiều lần hy sinh chính bản thân mình để cứu vớt các đồng minh Pháp và Anh trong Thế chiến I (1914 – 1918). Thế nhưng, không một ai mời nước Nga Xô Viết hay thậm chí các đại diện Bạch vệ, trong đó có nhiều tướng lĩnh và sĩ quan từng tham gia Chiến tranh thế giới I, tới dự lễ Đức ký kết đầu hàng. Không những thế, các nước từng là đồng minh và được Nga cứu giúp lại tập hợp nhau lại để hòng xâu xé nước Nga.

Tương tự, sau Thế chiến II (1939 – 1945), Liên Xô dù đóng góp lớn trong chiến thắng trước chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản lại không được hưởng sự yên bình. Thế chiến II kết thúc cũng là lúc Liên Xô đối mặt với Chiến tranh Lạnh, với sự bao vây cô lập và tấn công từ nhiều phía của cả những kẻ từng mang ơn cứu mạng.

Còn bây giờ, trước thềm kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II, Châu Âu, từng được giải cứu khỏi thảm họa Hitler vào năm 1945, đang hùa nhau chống Nga, quốc gia đã hứng những gánh nặng lớn nhất trong cuộc chiến tàn khốc. Theo ông Bocharnikov, những điều này làm nổi rõ thái độ thực chất của Châu Âu đối với Nga. Vì vậy, mọi hy vọng Châu Âu sẽ tìm kiếm mối quan hệ bình đẳng với Nga đều chỉ là ảo tưởng.

Đối với nước Nga, một cường quốc Âu – Á, chiến lược địa chính trị Á – Âu là một trong những dự án phát triển đầy hứa hẹn. Không có quốc gia liên châu lục nào trên thế giới lại sở hữu những kích thước và tiềm năng to lớn mạnh mẽ như Nga. Tuy nhiên, trong những thế kỷ qua, xu hướng chính sách đối ngoại của Nga nghiêng về Châu Âu, còn Châu Á luôn ở bên lề dù cho các nguồn lực phát triển hiệu quả đất nước lại tập trung nhiều ở đây.

Học giả này đã chỉ ra nguyên nhân của định hướng chính sách này nằm ở chính suy nghĩ của các chính trị gia Nga, rằng nước Nga là một quốc gia Châu Âu nên phù hợp theo các tiêu chuẩn Châu Âu. Thế nhưng, như lịch sử đã chứng minh, người Nga chưa hề và sẽ chẳng bao giờ được coi là những người Châu Âu. Nước Nga quá lớn đối với châu lục, điều đó làm cho Châu Âu luôn lo ngại.

Kể từ sau Thế chiến II tới nay, Nga luôn phải chống đỡ các đòn tấn công của một đồng minh khác là Mỹ. Lợi dụng cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, Mỹ cùng với Châu Âu tiếp tục lặp lại những hành động xấu xí mà họ đã làm trong quá khứ.

Trở lại với câu chuyện Ukraine phản bội Liên Xô, quay lưng lại với Nga, nay lại bị Ba Lan tố ‘vô ơn’. Thử hỏi, nếu cuộc chiến này tiếp tục kéo dài, quốc gia nào có thể dung dưỡng một chính quyền vô ơn mãi mãi? Nếu cứ tiếp tục thái độ sống như vậy, rất có thể ông Zelensky sẽ rơi vào cảnh ‘chết không có đất chôn’ vì gây thù chuốc oán ở khắp nơi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới