Sunday, January 5, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTên lửa không thể bị bắn hạ của Nga khiến phương Tây...

Tên lửa không thể bị bắn hạ của Nga khiến phương Tây lo ngại

Chuyên gia cho rằng, tên lửa siêu vượt âm mới của Nga còn rất nhiều uy lực tiềm ẩn mà Moscow chưa thể hiện ra và đây sẽ là điều khiến phương Tây lo ngại.

Tên lửa Oreshnik có độ chính xác cao có thể tấn công mục tiêu của đối phương với sức công phá như vũ khí hạt nhân, nhưng không gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như vụ nổ nguyên tử, nhà phân tích quân sự Nga và tổng biên tập tạp chí National Defense, Igor Korotchenko, nói với Sputnik.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố trong một phiên họp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) tại Astana rằng, nếu Nga phóng nhiều tên lửa Oreshnik cùng lúc, sức mạnh của vụ tấn công sẽ tương đương với vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, ông Korotchenko nhấn mạnh rằng Oreshnik không phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt, vì nó có độ chính xác cao và chưa được trang bị đầu đạn hạt nhân.

“Từ các tài liệu đã được công bố, bao gồm cả video về các cuộc tấn công của Oreshnik vào các mục tiêu ở Ukraine, có thể thấy rằng tên lửa mang theo 6 đầu đạn, mỗi đầu đạn có khả năng tấn công độc lập vào một mục tiêu.

Tốc độ mà các đầu đạn này đi vào khí quyển cao đến mức khi chúng tấn công mục tiêu bằng động học, đám mây plasma, cùng với tốc độ của đầu đạn, tạo ra một lực tương đương với vụ nổ của một thiên thạch lớn”, ông Korotchenko cho biết.

Theo ông, nếu 3 tên lửa Oreshnik tấn công một mục tiêu cụ thể, năng lượng được giải phóng ra sẽ tương đương với vụ nổ của một đầu đạn hạt nhân tiêu chuẩn có sức công phá 150 kiloton.

Tuy nhiên, ông Korotchenko nhấn mạnh rằng một cuộc tấn công bằng tên lửa Oreshnik phi hạt nhân không có những tác động đặc trưng của một vụ nổ hạt nhân, chẳng hạn như bức xạ ánh sáng, bức xạ xuyên thấu, xung điện từ (EMP) hoặc ô nhiễm phóng xạ trong khu vực.

“Tên lửa ở phiên bản phi hạt nhân khi tấn công không dẫn đến bất kỳ hậu quả sinh thái hoặc hậu quả không thể đảo ngược nào khác”, nhà phân tích nói thêm.

Mặt khác, theo chuyên gia Viktor Litovkin, Nga dường như chưa “bung hết sức” với vụ tấn công đầu tiên sử dụng Oreshnik, tức là tên lửa này còn có thể có phiên bản uy lực hơn rất nhiều.

Thứ nhất, Oreshnik có thể được chế tạo thành tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), không nhất thiết phải là tên lửa tầm trung, bằng cách bổ sung thêm một tầng đẩy tên lửa nữa”, ông Litovkin nói, đồng thời cho biết ở phiên bản hiện tại, Oreshnik có 2 tầng đẩy.

Thứ hai, sức mạnh của các đầu trên tên lửa Oreshnik vẫn còn dư địa tăng thêm. Theo ông Litovkin, vào thời Liên Xô, ICBM R-36 Voevoda có tới 10 đầu đạn, mỗi đầu đạn có tiềm năng tấn công 750 kiloton.

Ngày nay, khi các tên lửa mới hơn có độ chính xác cao hơn nhiều, nên Nga có thể không cần đầu đạn quá mạnh để đảm bảo tấn công chính xác mục tiêu, nhưng Nga thừa hưởng công nghệ tên lửa uy lực của Liên Xô nên Oreshnik phiên bản đầu đạn mạnh hơn là điều có thể thực hiện.

Trong cuộc tấn công vào mục tiêu của Ukraine tháng trước, hiện chưa rõ Oreshnik có mang đầu đạn hay không. Theo các nguồn tin từ Ukraine, phiên bản tên lửa này không mang theo thuốc nổ và dựa vào động học để tấn công phá hủy mục tiêu.

Giới quan sát nhận định, Nga dường như lắp đầu đạn trơ lên Oreshnik trong vụ tấn công tháng trước để gửi thông điệp cảnh báo tới phương Tây về năng lực tên lửa của họ. Ngoài ra, Nga có thể nhận định để phá hủy mục tiêu tháng trước, họ không cần dùng đến đầu đạn cũng có thể phá hủy.

“Cần phải hiểu rằng mỗi loại mục tiêu phải có loại đạn riêng”, ông lưu ý, ví dụ như so sánh sức mạnh của đòn tấn công chỉ sử dụng động học của một tên lửa Oreshnik bay với tốc độ Mach 10 với một tên lửa lướt siêu vượt âm Avangard có tốc độ Mach 27.

Việc Nga chỉ sử dụng tên lửa đầu đạn trơ tấn công Ukraine có thể gửi thông điệp tới phương Tây rằng, Oreshnik có thể mang uy lực tiềm ẩn và khả năng phá hủy mạnh mẽ khi dùng đầu đạn thông thường. Mặt khác, nó cũng có thể mang đầu đạn hạt nhân và trở thành một trong những vũ khí răn đe của Nga.

T.H

RELATED ARTICLES

Tin mới