Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản Công ty Mitsubishi Heavy Industries (MHI) vừa tổ chức hạ thủy tàu ngầm lớp Taigei thứ 5 tại xưởng đóng tàu Kobe.
Tàu ngầm Taigei là bước tiến đáng kể trong khả năng tác chiến dưới nước của Nhật Bản, kế thừa những ưu điểm của lớp Soryu trong Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF). Được thiết kế để cải thiện khả năng tàng hình, sức bền và hiệu quả chiến đấu, lớp Taigei được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến trong khi vẫn duy trì hệ thống đẩy diesel-điện truyền thống và được hỗ trợ thêm bằng pin lithium-ion.
Việc chuyển sang pin lithium-ion cho phép lớp Taigei hoạt động dưới nước trong thời gian lâu hơn so với các tàu trước đây mà không cần Hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) hay còn gọi là động cơ kỵ khí. Điều này giúp tăng cường khả năng tàng hình vì nó làm giảm nhu cầu phải nổi lên mặt nước thường xuyên, do đó giảm thiểu rủi ro bị đối phương phát hiện. Ngoài ra, loại pin này có hiệu suất năng lượng cao hơn và nhỏ gọn, cho phép quản lý năng lượng hiệu quả hơn trong tác chiến lâu dài.
Về mặt cấu trúc, Taigei vẫn duy trì kích thước tương tự như lớp Soryu nhưng thân được thiết kế lại làm từ thép cường lực mật độ cao, tăng cường độ bền trong áp suất cực lớn dưới nước. Bên cạnh đó, tàu cũng sử dụng vật liệu hấp thụ âm thanh mới và cấu trúc sàn nổi, bảo đảm hoạt động yên tĩnh hơn – rất quan trọng đối với các nhiệm vụ tàng hình ở vùng biển tranh chấp.
Tàu ngầm Taigei, tiếng Nhật có nghĩa là Cá voi lớn, là loại “cá siêu khủng” có sức mạnh chỉ đứng sau tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, do Nhật Bản tự phát triển và chế tạo. Nó được trang bị hệ thống sonar tiên tiến giúp cải thiện khả năng phát hiện, theo dõi các tàu ngầm và tàu khác trong môi trường hàng hải phức tạp. Các hệ thống quản lý chiến đấu đã được nâng cấp để tích hợp nhiều cảm biến và vũ khí hơn. Lớp Taigei có thể mang ngư lôi Type 89 và tên lửa UGM-84 Harpoon Block II, cung cấp cả khả năng tấn công chống tàu ngầm và các loại tàu nổi khác.
Taigei là loại tàu ngầm tấn công diesel – điện, dài 84 m, rộng 9,1 m và có lượng giãn nước khoảng 3.000 tấn, thủy thủ đoàn khoảng 70 người. Kinh phí đóng Taigei là 720 triệu USD, chiếc thứ hai giảm còn 654 triệu USD.
Bình luận về sự kiện này, báo chí phương Tây cho rằng, Trung Quốc “vã mồ hôi hột” khi đối phương đạt được những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực đóng tàu. Sự xuất hiện của Taigei sẽ góp phần gia tăng đáng kể sức mạnh lực lượng dưới nước của Nhật Bản. Thời gian qua Tokyo ngày càng có nhiều hoạt động công khai hoặc bí mật, thách thức Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.
Khi tàu ngầm Taigei được hạt thủy vào ngày đầu năm 2025, đưa số tàu ngầm của Lực lượng Hải quân Phòng vệ Nhật Bản (JMSDF) lên tới 22 chiếc. Rõ ràng năng lực tác chiến dưới mặt nước của quốc gia này đã được nâng lên ở mức đáng lo ngại. Tạp chí National Interest của Mỹ nhận định: JMSDF hiện là lực lượng trên biển mạnh nhất châu Á. Với sức mạnh từ tàu nổi, tàu ngầm và lực lượng không quân hải quân, Nhật Bản hy vọng đủ khả năng chống lại sức mạnh vượt trội của Hải quân Trung Quốc.
Thêm nữa, Taigei là chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp tàu cùng tên, sở hữu năng lực tác chiến và phát hiện mục tiêu vượt trội so với các thế hệ trước. Ngoài ra tàu này có những trang thiết bị phù hợp cho nữ giới làm việc trên tàu.
Cùng với việc dùng pin lithium-ion, tàu ngầm Taigei cũng áp dụng những công nghệ mới nhất về giảm tiếng ồn của Nhật Bản và phương Tây, cho tàu ngầm khả năng tàng hình cao hơn, có thể tiếp cận mục tiêu đối phương gần hơn.
Về vũ khí, siêu tàu ngầm được trang bị radar cảnh giới mặt biển và đường không tầm thấp ZPS-6H, cùng hệ thống định vị thủy âm ZQQ-8. Vũ khí chính của tàu là ngư lôi Type-89 hoặc Type-18 cùng tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon có thể khai hỏa qua 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm ở mũi.
Trong kế hoạch hiện đại hóa của Hải quân Phòng vệ Nhật Bản, sẽ đóng tổng cộng 7 tàu ngầm lớp Taigei, đưa hạm đội tàu ngầm của JMSDF trở thành lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân mạnh nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Không dừng ở đó, hợp tác hải quân Nhật – Mỹ trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương ngày càng khăng khít hơn, trong đó có hợp tác về sản xuất tàu ngầm hiện đại. Lâu nay Trung Quốc vẫn tự hào là quốc gia đóng tàu hiện đại nhất thế giới. Bắc Kinh khẳng định: “Năng lực đóng tàu” (Shipbuilding energy) của Trung Quốc lớn gấp 232 lần so với Mỹ. Số lượng tàu được đóng thực tế gấp 540, công suất tiềm năng của các nhà máy đóng tàu Trung Quốc lớn gấp 232 lần so với Mỹ.
Thế nhưng, kỷ lục ấy đang bị lung lay. Giáp Tết Con Rắn, người Trung Quốc bảo nhau “Ba mươi chưa phải là Tết”.
H.Đ