Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi được bầu làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đã vạch chiến lược “3 mũi nhọn” thâu tóm châu Á và đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”.
Tập Cận Bình và Phu nhân
Kỳ III- Tập Cận Bình-thế hệ lãnh đạo thứ 5
Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quốc gia tối cao, thuộcthế hệ lãnh đạo thứ 5 của nước Trung Quốc mới đang trỗi dậy. Trung Quốc sau bốn thập kỷ tăng trưởng liên tục, đến thời Tập Cận Bình, đã vượt lên nỗi nhục bị tám đế quốc xâu xé cuối thời Mãn Thanh; sự nội chiến Quốc Cộng hơn 20 năm, sự xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản…
Tập Cận Bình hiện là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, Chủ tịch Quân Ủy Trung ương, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường là thế hệ tiếp nối ngay sau thế hệ thứ tư là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Tập Cận Bình, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1953 tại Bắc Kinh, là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, gia đình gốc ở Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Khi ông 10 tuổi, cha ông bị thanh trừng và gởi đi làm việc tại một hãng xưởng ở Lạc Dương, Hà Nam. Vào năm 1968 khi ông được 15 tuổi thì cha ông bị giam tù trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
Tháng 1 năm 1969, Tập tham gia đại đội Lương Gia Hà, xã Văn An Dịch, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây. Tháng 1 năm 1974, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó làm Bí thư Chi bộ Đảng của nhóm sản xuất (1969-1975).
Từ năm 1975 đến 1979, ông là sinh viên học tập tại Trường Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Từ năm 1979 đến 1982, làm Thư ký Văn phòng Quốc vụ viện và Thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương. Năm 1982-1983, Phó Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc. Từ năm 1983 đến năm 2007, ông đã trải qua các chức vụ như: Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc (1983-1985… Ông Tập làm Bí thư Thành phố Thượng Hải năm 2007. Ông làỦy viên Dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 15, Ủy viên Chính thức Trung ương Đảng các khoá 16, 17. Tháng 10 năm 2007, tại Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc, được bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương; được phân công kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.
Ngày 15 tháng 3 năm 2008, được Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu làm Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, khóa 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã bầu Tập Cận Bình giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương – đây là cơ quan chỉ đạo và quyết định mọi hướng đi của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Ngày 15 tháng 11 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã tiến hành phiên họp đầu tiên sau đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 và quyết định bầu ông làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Ngày 14 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang quyết tâm cao độ theo đuổi chủ thuyết Trung Nam Hải “nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải” của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Chủ thuyết này dựa trên cơ sở thuyết “biển lịch sử” từ thời đế quốc La Mã tuyên ngôn cách đây 2000 năm nhằm đưa ra phương lược mưu chiếm trọn 80% hải phận của vùng Đông Nam Á (theo đường Lưỡi Bò), khôi phục vị thế và địa giới lịch sử Trung Quốc thời kỳ rộng nhất, huy hoàng nhất. Trung Quốc không còn chấp nhận vai trò của Mĩ như một cảnh sát khu vực để duy trì hòa bình và giữ cho các tuyến đường biển thông suốt.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch chiến lược “3 mũi nhọn” thâu tóm châu Á và đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”.
Ông Tập ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn trên biển Đông thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ Đó là các kế sách: xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa; điều giàn khoan thăm dò dầu khí chập chờn ở các điểm nóng; ký hợp tác Trung Nga nhận mua khí đốt và năng lượng dài hạn từ Nga giải tỏa giúp Nga sự căng thẳng suy thoái kinh tế do sức ép giá dầu lửa xuống thấp do sự can thiệp của Tây Âu và Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi cạnh Tổng Thống Nga Putin trong đại lễ 70 năm kỷ niệm Ngày Chiến thắng Chủ nghĩa Phát xít khi Tổng thống Mỹ Obama cùng nguyên thủ nhiều nước châu Âu và thế giới theo phe Mỹ không tham dự…
Trung Quốc tỏ rõ lập trường ủng hộ Nga chống li khai để giữ vững đường hằng hải sống còn của Nga thông ra biển lớn mà Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga quyết tâm sắt đá tranh đoạt bằng được Sankt-Peterburg dù mọi giá thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Trung Quốc thực hành chiến lược “Nam Nam” mở rộng ảnh hưởng nước lớn tại Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trung Quốc hiện là tâm điểm của cuộc khủng hoảng địa chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ hiện đang ngày một gia tăng tại châu Á và Thế giới (xem thêm: Biển Đông vạn dặm,Biển Đông và sông Mekong).
Sau khi được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã nhanh chóng ra tay chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”. Các con hổ lớn Bạc Hi Lai (2012), Từ Tài Hậu (2012), Chu Vĩnh Khang(2013) và mới đây là Quách Bá Hùng (2015) lần lượt bị sa lưới. Chiến dịch này hiện đang ở vào hồi kết thúc của giai đoạn “đả hổ, diệt ruồi” giành thắng lợi quyết định ở cấp lãnh đạo thượng tầng, quân đội, công an, tài chính kinh tế và truyền thông tại các thành phố lớn. Hiện nay đang chuyển sang giai đoạn “săn sói, quét muỗi” càn quét cường hào tham nhũng ừa và nhỏ ở vùng nông thôn và những nguy cơ tiềm ẩn ở các lĩnh vực khác.
Chủ tịch Tập Cận Bình “chống tham nhũng không màng sống chết cá nhân”. Ông đề ra khẩu hiệu “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện): “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện;Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”. Đây là một cuộc chiến sinh tử, một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc, rộng lớn và triệt để về kinh tế, xã hội, nhà nước và đảng cầm quyền. Trong cuộc chiến này, quan điểm của ông Tập là vạch trần mọi tật xấu, sai lầm, khuyết điểm, không được che dấu đảng viên và nhân dân điều gì, không có nhân vật nào bất khả xâm phạm, không một lãnh vực nào bị cấm, dù là lãnh tụ tối cao./.