Friday, January 10, 2025
Trang chủĐiểm tinThu hoạch nội tạng tử tù, quan chức TQ nói gì?

Thu hoạch nội tạng tử tù, quan chức TQ nói gì?

Nguyên Thứ trưởng bộ Y tế Trung Quốc, người giám sát cuộc “thay máu” toàn bộ hệ thống ghép tạng ở nước này, đã bác bỏ mọi cáo buộc thu hoạch nội tạng tù nhân trên diện rộng.

Ông Hoàng Khiết Phu. (Ảnh: Xinhua)

Trong một cuộc hội nghị quốc tế diễn ra ở Hồng Kông ngày 22/8, ông Hoàng Khiết Phu – lãnh đạo Ủy ban hiến và ghép tạng Trung Quốc – tuyên bố rằng nước này đã dừng việc thu hoạch nội tạng của tử tù từ tháng 1 năm ngoái.

“Có những lời đồn đoán nhắc tới con số 100,000 ca ghép tạng đến từ tử tù ở Trung Quốc mỗi năm. Chuyện này thật lố bịch,” ông Hoàng nói.

“Tôi cho rằng đây là lời xúc phạm tới năng lực của các chuyên gia ghép tạng… và là sự sỉ nhục đối với những hy sinh của người hiến tạng cũng như gia đình họ.”

Đã từ lâu, Trung Quốc dựa vào nguồn tạng lấy từ tử tù để phục vụ nhiều ca cấy ghép; các phạm nhân đã cung cấp tới 2/3 tổng số ca. Nguồn tạng được quần chúng hiến tặng khá thấp, một phần do tư tưởng truyền thống rằng xác chết cần được chôn hoặc hỏa táng khi còn nguyên vẹn.

Vào năm 2010, chính phủ phát động chiến dịch tình nguyện hiến tạng đầu tiên, và số lượng cơ quan nội tạng được hiến tặng tăng từ 34 trong năm đó lên 2,766 vào năm 2015.

Tuy nhiên, một số nhà phê bình cho rằng hệ thống hiện tại không loại trừ các tù nhân, do đó nội tạng của tử tù vẫn sẽ bị lấy nếu họ “tình nguyện” hiến chúng.

Truyền thông Trung Quốc dẫn lời ông Hoàng rằng Bắc Kinh sẽ không tước bỏ “quyền công dân của tù nhân là được hiến tạng”.

“Một khi nội tạng của tử tù sẵn sàng hiến tặng được đưa vào hệ thống phân phối thống nhất của cả nước thì sẽ được tính là tình nguyện hiến tặng như người dân; cái gọi là đóng góp từ phía tử tù đã không còn nữa rồi,” tờ Beijing Times dẫn lời ông Hoàng năm 2014.

Nhưng các nhà phê bình cho rằng thay đổi trong hệ thống vẫn không làm yên lòng cộng đồng quốc tế.

“Vấn đề chính ở đây là không có luật hay quy định nào ở Trung Quốc cấm sử dụng nội tạng tù nhân. Việc sử dụng nội tạng tù nhân vẫn hợp pháp, nếu tù nhân ‘tình nguyện hiến tặng’ nội tạng của họ,” theo Huige Li, giáo sư thuộc Đại học Mainz, Đức và là thành viên hội đồng Bác sĩ Phản đối Thu hoạch Nội tạng Cưỡng bức (Doctors Against Forced Organ Harvesting).

“Nếu TQ muốn thuyết phục thế giới, thì cần đề ra một điều luật công khai cấm hẳn hành vi sử dụng nội tạng của tử tù,” ông Li nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới