Saturday, January 11, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiThế giới đã ra sao khi Liên Xô sụp đổ?

Thế giới đã ra sao khi Liên Xô sụp đổ?

Chuyên gia Nga nhận định rằng, 25 năm sau ngày Liên Xô sụp đổ, thế giới đang trải qua cơn bão địa-chính trị lớn chưa từng có.

 

Liên Xô sụp đổ, trật tự lưỡng cực mất đi, Mỹ duy trì vị thế độc tôn

Thế giới 2016 giống thời điểm Liên Xô sụp đổ?

25 năm trước đây, cũng vào những ngày cuối tháng 8 như hiện nay đã xảy ra một sự kiện chấn động, định đoạt số phận không chỉ của một siêu cường mà của cả thế giớ: Âm mưu đảo chính tháng 8 năm 1991 đã đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của Liên bang Xô Viết.

Bốn tháng sau đó là cơn hấp hối trước ngày chính thức tuyên bố về sự tan rã của một thành trì lớn nhất khối Xã hội chủ nghĩa châu Âu và trên thế giới. Sự biến mất của Liên bang Xô viết trên bản đồ thế giới là một sự kiện tầm cỡ địa chính trị mang tính toàn cầu.

Các sự kiện hồi cuối những năm 1980 đầu những năm 1990 được cho là bước ngoặt lớn. Tuy nhiên, khi đó không ai đề xuất sáng kiến xem xét lại mô hình quản trị thế giới theo kiểu “chiến tranh lạnh”, tức là sự đối đấu giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô, đại diện cho 2 khối liên minh quân sự được lập ra để đối chọi với nhau là NATO và Vazsawa.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, thay đổi duy nhất và lớn nhất là thay cho trật tự thế giới lưỡng cực đã xuất hiện trật tự đơn cực, do duy nhất siêu cường Hoa Kỳ chi phối. Và từ đây, toàn bộ cục diện địa-chính trị thế giới đã thay đổi.

Sau một phần tư thế kỷ, các chuyên gia phân tích chính trị và bình luận quân sự đang có cảm giác tương tự như vào thời điểm Liên bang Xô viết sụp đổ, khi theo dõi những sự kiện nóng bỏng trên toàn cầu vào mùa hè năm 2016.

Những sự kiện gần đây trên toàn thế giới đã cho thấy một điều, những di biến động nhỏ đã được tích lũy điểm điểm nút của nó, dẫn đến những thay đổi lớn lao về chất, đó là kỷ nguyên toàn cầu hóa tự do sắp kết thúc.

Ông Fyodor Lukyanov cho biết, việc người dân Anh bỏ phiếu lựa chọn Brexit chắc chắn là một cột mốc rất quan trọng đối với EU. Trước đây, Liên minh châu Âu đã có xu thế mở rộng. Và đột nhiên, việc người dân Anh bỏ phiếu cho Brexit đã gây ra một cơn địa chấn, có tính chất thức tỉnh.

Tuy nhiên, đây dường như không phải là “tiếng vọng cuối cùng”. Cuộc đảo chính quân sự bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một cơn sốc không chỉ đối với EU mà còn với cả NATO, khi một nước thành viên cư xử y như là khối Bắc Đại Tây Dương không còn tồn tại.

Cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Erdogan và những hậu quả của nó cũng cho người ta thấy rằng, Ankara sẵn sàng thực hiện những thay đổi nghiêm trọng trong hệ thống các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài, mà không chỉ riêng với Moscow và các nước láng giềng Trung Đông.

Triển vọng phát triển quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn chưa rõ ràng. Nhưng chắc chắn là hai bên không thể duy trì mối quan hệ theo mô hình cũ.

Trong bối cảnh này những vụ giao tranh ở Syria đang gia tăng cường độ và xuất hiện những biến động mới, cùng với đó là việc tình hình chiến sự ở Đông Nam Ukraine cũng đột ngột nóng lên, trong bối cảnh “Thỏa thuận Minsk” dường như đã lâm vào bế tắc.

Châu Á-Thái Bình Dương: Sẽ biến động trong thời gian tới

Hiện nay, không chỉ phương Tây, Trung Cận Đông, mà còn khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng đang rơi vào tình trạng bất ổn. Tức là, ở khắp mọi nơi trên thế giới đang diễn ra những quá trình biến động rất nghiêm trọng.

Trên lãnh thổ Hàn Quốc đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ, cũng với việc Bình Nhưỡng liên tiếp thử vũ khí đã khiến bán đảo Triều Tiên không lúc nào yên ổn. Tình hình tranh chấp chủ quyền cũng đang diễn ra rất phức tạp và rất đáng báo động ở các khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.

Trả lời câu hỏi là liệu ở khu vực này có thể xảy ra những thay đổi địa-chính trị lớn nào trong những năm tới, ông Lukyanov nhận định rằng, bản thân hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ triển khai ở Hàn Quốc không phải là một yếu tố quan trọng nhất và không tác động quá lớn đến bán đảo Triều Tiên.

Điều quan trọng nhất là hệ thống NMD là một bằng chứng mới về quá trình leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Xét theo những lời tuyên bố của giới ngoại giao, cả hai bên đều không muốn dẫn đến leo thang căng thẳng như vậy, nhưng logic quân sự của các sự kiện dẫn đến điều đó.

Một sự kiện quan trọng trong bối cảnh này là phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế (PCA) về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông, đây là một bản phán quyết đứng về phía Manila, khi bác bỏ yêu sách chủ quyền “Đường 9 đoạn” và các quyền chủ quyền lịch sử hay yêu sách vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc đối với các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép trên các rạn san hô và bãi đá ngầm xâm chiếm được bằng vũ lực.

Sự kiện này chắc chắn sẽ sẽ có những tác động nhất định đến diễn biến tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các quốc gia Đông Nam Á, mặc dù vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào với điều đó.

Chuyên gia Nga nhận định rằng, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chưa ghi nhận những thay đổi về chất sánh được với khu vực châu Âu và Trung Đông, nhưng ở khu vực này cũng đang diễn ra những thay đổi quan trọng và những bước ngoặc của nó có thể diễn ra trong thời gian ngắn tới.

RELATED ARTICLES

Tin mới