Monday, December 23, 2024
Trang chủĐiểm tinNhững lý do Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến với Nga

Những lý do Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến với Nga

Trong một bài viết đăng tải trên tạp chí Forbes, giám đốc điều hành Lexington Institute – Lauren Thompson nhận định, các nhà chiến lược của quân đội Mỹ cho rằng, một cuộc đụng độ với đối thủ “ngang sức” có thể sẽ xảy ra trong vòng 5 năm tới.

Lính đặc nhiệm Mỹ.

Điều này được khẳng định trên cơ sở Nga đang nhanh chóng hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình.

Chuyên gia cho rằng, cuộc chiến tranh giả định với Nga sẽ gắn liền với sự di chuyển nhanh tối đa của bộ binh trên không gian rộng lớn. Sự thất bại trong cuộc xung đột này sẽ làm thay đổi đáng kể cán cân địa chính trị ở châu Âu và giảm ảnh hưởng của Mỹ đến mức tối thiểu kể từ khi bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và khả năng thất bại là “kết quả chắc chắn nhất”, ông Thompson cho biết. 

Dự báo xấu đối với nước Mỹ xuất phát từ nhiều yếu tố: Đó là tính toán sai lầm trong chiến lược của các đời Tổng thống trước – George W. Bush và Barack Obama và sự thiếu hụt kinh phí dành cho các lực lượng vũ trang. Theo nhà phân tích, lỗi của ông Bush liên quan đến việc rút quân 2 lữ đoàn của Mỹ ra khỏi châu Âu, còn sai lầm của ông Obama là tập trung vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều đó đã làm giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Lục địa già. 

Ông Lauren Thompson cho rằng, quân đội Mỹ không có đủ kinh phí, đặc biệt nếu so sánh với các chương trình hiện đại hóa của quân đội Nga. Hàng năm, các lực lượng vũ trang Mỹ nhận được 22 tỷ USD từ ngân sách liên bang để trang bị vũ khí mới, trong khi đó Nga đã khởi động chương trình tái vũ trang trong 10 năm với ngân sách 700 tỷ USD, hơn nữa, phần lớn kinh phí sẽ được dùng để phát triển bộ binh và không quân, ông Thompson cho biết. 

Từ các yếu tố kể trên, nhà phân tích tin rằng, quân đội Mỹ rất có thể sẽ thua trong cuộc “chiến tranh châu Âu”, và ông Lauren Thompson đã đưa ra 5 bằng chứng để bảo vệ lập luận của mình. 

Chuyên gia nhận định Nga có lợi thế về địa lý. Trận chiến sẽ diễn ra trên lãnh thổ Đông Âu cách xa các điểm đổ bộ chính của quân đội Mỹ tại châu Âu. Ngoài ra, khu vực này của Lục địa già được bao bọc bởi biển, và chỉ có thể thâm nhập vào đó qua các eo biển hẹp mà Nga sẽ có thể dễ dàng kiểm soát. 

Ngoài ra, quân đội Mỹ chưa hề chuẩn bị cho một cuộc xung đột như vậy, ông Thompson nói thêm. Tại châu Âu, Mỹ chỉ còn hai lữ đoàn cố định, một tiểu đội đổ bộ nhanh và một trung đoàn kỵ binh được trang bị xe bọc thép “Stryker”. Nếu không được tăng cường thêm, Nga sẽ dễ dàng đánh tan đội quân này, nhà bình luận Forbes nhận xét. 

Cách đây không lâu, Nhà Trắng đã quyết định bố trí một lữ đoàn luân phiên thứ ba ở châu Âu, đồng thời quyết định chuyển 1.000 binh sĩ đến Ba Lan và một trong các nước vùng Baltic, tuy nhiên điều này không giải quyết được tất cả vấn đề. Sau 15 năm chiến đấu với những kẻ thù như “Taliban”, quân đội Mỹ vẫn còn dễ bị tổn thương. 

Trong đó bao gồm các nguồn lực phòng không, hệ thống tác chiến điện tử, vũ khí chính xác cao và thiếu thiết bị bảo vệ. Trong khi đó, quân đội Mỹ không thể so sánh với các lực lượng vũ trang Nga, ông Thompson kết luận.

Địa lý của khu vực cũng cho thấy rằng, phần lớn lực lượng hải quân và các phương tiện của Mỹ sẽ bị chia nhỏ khi xảy ra các hành động quân sự, chuyên gia cho biết thêm. Nga có các căn cứ quân sự tại tỉnh Kaliningrad ở biển Baltic và tại thành phố Sevastopol ở Biển Đen khiến cho sự xâm nhập của Hải quân Mỹ vào các khu mặt nước xung quanh trở nên nguy hiểm. Tiếp theo, Không quân Nga thừa sức loại Không quân Mỹ ra khỏi khu vực xung đột. 

Một yếu tố khác làm trầm trọng thêm tình hình của quân đội Mỹ trong cuộc xung đột giả định với Nga có thể là sự do dự của các đồng minh thuộc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, bài báo nhận định. 

Tính về số lượng, quân đội của NATO có ưu thế hơn quân đội Nga, tuy nhiên còn lâu mới khẳng định được rằng, đa số các thành viên trong khối quân sự này có tham gia vào cuộc xung đột trên lãnh thổ các quốc gia vùng Baltic hoặc Ukraine mà không phải là thành viên của liên minh này hay không. Hầu hết các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự miễn cưỡng của người châu Âu từ phía Tây lục địa trong việc bảo vệ các nước láng giềng của họ từ phía đông châu Âu. 

Vị thế của liên minh cũng sẽ suy yếu, nếu Washington không áp dụng chiến thuật phòng thủ và từ chối tấn công vào các căn cứ hay đơn vị quân sự trên lãnh thổ Nga. Sẽ là rất khó để tham gia vào trận chiến này, bởi vì cao trào của cuộc xung đột này có thể sẽ là khi Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân, và không một thủ đô nào ở châu Âu sẵn sàng với một cuộc tấn công hạt nhân, chuyên gia kết luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới