Sunday, November 24, 2024
Trang chủĐiểm tinTập đối mặt với việc gì trên chính trường TQ?

Tập đối mặt với việc gì trên chính trường TQ?

Giới cầm quyền cấp cao Trung Quốc đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp mặt TW Đảng Cộng sản năm 2017.

“Chính trị Trung Quốc là vậy, họ không chiến đấu, không tranh luận trực diện như ở Mỹ. Họ cố gắng để
phán đoán ý nghĩ của đối phương hoặc tiên liệu nước cờ của đối thủ và đi trước một bước”. Ảnh: AFP

Vào thời kỳ Trung Quốc cổ đại, “đọc lá trà” đã được lan truyền rộng rãi và được xem như là phương pháp đoán trước tương lai. Sau khi một tách trà được rót ra mà không sử dụng bộ lọc trà, phần nước trà có thể uống hoặc đổ đi. Sau đó lắc đều cốc trà và chắt toàn bộ nước còn lại trong cốc. Những người xem bói dựa vào hình thù của bã trà trong cốc và đưa ra dự đoán của mình.

Trước thềm cuộc họp mặt TW Đảng cộng sản năm 2017 được tổ chức vào cuối tháng 10, những “tách trà” tại Đại lễ đường Nhân dân lại được chú trọng hơn bao giờ hết. Ông Tập có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong cuộc họp sắp tới, nhưng đây sẽ là cơ hội để ông củng cố quyền lực và sức ảnh hưởng của mình.

Đại hội Đảng lần thứ 19 dự kiến sẽ diễn ra vào mùa thu năm 2017. Theo truyền thống, nhiều nhân vật có khả năng kế nhiệm Tập Cận Bình sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ 10 năm sẽ xuất hiện trong Đại hội này. Tuy nhiên, giới học giả đang ngày càng tin rằng ông Tập sẽ tiếp tục kéo dài nhiệm kỳ lãnh đạo sau 2 nhiệm kỳ tập trung quyền lực phi thường.

Ông Tập Cận Bình xuất thân trong gia đình đã có truyền thống làm chính trị. Cha của ông là một nhân vật thân cận với Mao Trạch Đông trong thời kỳ ở Diên An, tỉnh Sơn Tây. Ông cũng chính là người đã phát động chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” khiến nhiều nhân vật chủ chốt trong Đảng và chính quyền lần lượt rơi rụng.

“Nếu muốn đi tiếp, ông Tập cần phải đập tan những bè cánh quyền lực và khiến cho tất cả mọi người đều phải lắng nghe”. Zhang Lifan – nhà bình luận chính trị-lịch sử độc lập tại Bắc Kinh nhận định. “Ông ấy cần làm trước một vài ví dụ và làm điều gì đó đối với những người biết nghe lời và ủng hộ con đường nhiệm kỳ phía trước của ông”.

Từ trước đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc tồn tại một quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống” (67 tuổi được giữ lại, 68 tuổi phải nghỉ hưu) về việc bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao. Như vậy, trong số 25 thành viên của Bộ Chính trị, trừ ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường, có đến 12 thành viên chưa đến tuổi 68 khi hết nhiệm kỳ tháng I/2017. 3 tuần sau khi Hội nghị Bắc Đới Hà kết thúc, một danh sách bao gồm 10 cái tên quyền lực đã được tiết lộ trong đó có bí thư của nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Thiên Tân, Quảng Đông và Tân Cương được cho là “chắc một chân” trong Bộ chính trị.

Và, nếu cơ chế 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị vẫn được tiếp tục, sẽ có 5 trong số 12 người này sẽ được lựa chọn làm Ủy viên Thường vụ, bên cạnh Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho rằng ông Tập Cận Bình đã đưa ra tín hiệu về việc hủy bỏ chế độ Ủy viên thường vụ chính trị.

“Chính trị Trung Quốc là vậy, họ không chiến đấu, không tranh luận trực diện như ở Mỹ. Họ cố gắng để phán đoán ý nghĩ của đối phương hoặc tiên liệu nước cờ của đối thủ và đi trước một bước”. Chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại ĐH Victoria Wellington nhận định. “Thuật đọc lá trà” vì thế mà trở nên rất hữu ích.

RELATED ARTICLES

Tin mới