Tuesday, November 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNHỮNG NHẦM LẪN LỚN CỦA ÔNG TỪ DIỆM VÀ TÂN HOA XÃ

NHỮNG NHẦM LẪN LỚN CỦA ÔNG TỪ DIỆM VÀ TÂN HOA XÃ

BienDong.Net: Tân Hoa Xã (Trung Quốc) ngày 6/9/2013 đăng một bài viết của tác giả tên là Từ Diệm với tựa đề “Chiến lược lớn sai sót? Năm 1975 Trung Quốc bỏ lỡ cơ hội thu hồi các đảo Nam Hải (Biển Đông)”.

Qua bài báo này, tác giả có ý “chấn chỉnh” lại những điều mà ông ta cho là một số người Trung Quốc đã hiểu sai lệch về lịch sử tranh chấp tại Biển Đông, lý giải lại quá trình bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển này.

Thế nhưng bài viết cho thấy tác giả hiểu biết hời hợt về lịch sử cuộc tranh chấp này. Tác giả cho rằng lịch sử cuộc tranh chấp đã “kéo dài cả trăm năm”. Nhưng hiểu biết của tác giả cũng chỉ giới hạn vào thời kỳ từ những năm 1950, sau khi Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa thực hiện tranh chấp và lấn chiếm Biển Đông. Bên cạnh đó, tác giả đi theo vết xe của phần lớn tác giả Trung Quốc cưỡng quyền đoạt lý.

Ông Từ Diệm bắt đầu câu chuyện Trung Quốc dính líu vào Biển Đông từ chuyến thăm Hoàng Sa của Đô đốc Lý Chuẩn năm 1909. Tác giả viết rằng “năm 1909, triều đình nhà Thanh cử Thuỷ sư đề đốc Lý Chuẩn dẫn tàu chiến đến quần đảo “Tây Sa” (Hoàng Sa) khảo sát, kéo cờ, bắn pháo trên đảo “Vĩnh Hưng” (đảo Phú Lâm), và tiến hành đo đạc và khảo sát đối với 3 quần đảo “Tây Sa”, “Đông Sa” và “Nam Sa” (Trường Sa).

Nếu chịu khó tìm hiểu lịch sử phổ thông một chút, người ta biết rằng Đô đốc Lý Chuẩn chỉ ra Hoàng Sa một ngày, chẳng thể đo đạc Hoàng Sa, đừng nói là khảo sát và đo đạc cả Đông Sa và Trường Sa.

Tại sao Lý Chẩn lại ra thăm Hoàng Sa chớp nhoáng? Đó là chuyến đi để nhà đương cục Quảng Đông đối phó với dư luận Trung Quốc đang sôi sục chống Nhật Bản và lên án triều đình Mãn Thanh đã để mất nhiều đảo cho Nhật Bản. Tới lúc đó, người Trung Quốc mới bắt đầu thức tỉnh vấn đề chủ quyền biển đảo và nó còn là một quá trình lâu dài cho đến tận những năm 1970.

Vào cuối thế kỷ 19, sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật tháng 1/1895, Nhật Bản đã sáp nhập quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư vào lãnh thổ tỉnh Okinawa. Vào tháng 4/1895, triều đình nhà Thanh buộc phải ký kết với Nhật Bản Hiệp ước Shimonoseki, trong đó nhà Thanh nhượng lại cho Nhật Bản đảo Đài Loan và các đảo lân cận và có liên quan, trong đó có Điếu Ngư.

Bản đồ chính thức quan trọng nhất mà triều đình nhà Thanh công bố năm 1904, tên là “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của Trung Quốc), ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Bản đồ này bắt đầu quá trình chế tác từ năm Khang Hy thứ 47 (1708) kéo dài gần 200 năm mới công bố. Người Trung Quốc thuê các giáo sĩ phương Tây đi khắp 13 tỉnh, tìm hiểu, nghiên cứu, khảo cứu, gia cố bồi tập thêm từ các các dư đồ Trung Quốc đã soạn thảo trước đây. Năm 1904, Nhà xuất bản Thượng Hải chính thức xuất bản tấm bản đồ này, mang tên “Địa dư toàn đồ” tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh, không bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Từ Diệm từng đọc hàng trăm bộ tiểu thuyết lịch sử và văn học Trung Hoa, kể cả những tác phẩm võ hiệp mới nhất của một nhà văn trẻ có tài là Phượng Ca (tên thật là Hướng Kỳ Cương), thì nhận ra rằng trong văn hóa Trung Hoa về biển chủ yếu chỉ hiện hữu “Đông Hải” tức là biển Hoa Đông ngày nay, chứ chưa xuất hiện “Nam Hải”. Điều này không loại trừ việc người Trung Quốc từ thời Hán Vũ Đế đã tích cực tìm hiểu thế giới ngoài Hoa Hạ, trong đó vùng Nam Dương. Nam Hải (Biển Đông) được đề cập trong các ấn phẩm của các nhà thám hiểm Trung Hoa, các ghi chép hành trình, hoạt hoạt động của các thủy thủ hoặc ngư dân qua lại trên vùng biển này. Ngư dân Trung Quốc cùng với các cư dân cổ Đông Nam Á và Đại Việt khai thác các ngư trường của Biển Đông. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc đã xác lập chủ quyền tại Biển Đông từ xa xưa như các cây viết Trung Quốc từng ngộ nhận.

Ông Từ Diệm khẳng định: “Trong các quốc gia xung quanh “Nam Hải”, Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với các đảo sớm nhất”. Ông ta đưa ra một mớ bùng nhùng về các hành động của Trung Quốc mấy chục năm qua để chứng minh cho luận điểm này. Ông Từ cũng như phần lớn giới nghiên cứu, viết lách Trung Quốc hoặc vô tình hoặc hữu ý lờ đi những thực tế lịch sử về một thế kỷ rưỡi chính quyền Đàng Trong của Đại Việt và hơn 80 năm triều đình nhà Nguyễn cho đến Hòa ước Giáp Thân 1884, còn gọi là Hòa ước Patenôtre, triều đình Việt Nam trực tiếp cai quản các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đội Hoàng Sa được thành lập trước năm Tân Mùi 1631, dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635), hoạt động tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa qua 8 đời chúa. Đội Bắc Hải được thành lập cuối thế kỷ 17, hoạt động ở phía Nam của Biển Đông, cùng với quá trình chúa Nguyễn thực hiện Nam tiến nhằm tạo “phên dậu” cho Đàng Trong. Có vô vàn sách lịch sử, tấu chương, chỉ dụ của vua chúa nhà Nguyễn và Triều Nguyễn ghi lại chi tiết hoạt động của các chính quyền Đại Việt và Việt Nam quản lý các quần đảo này.

Bản đồ chính thức đầu tiên của Việt Nam có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Vua Minh Mạng cho xuất bản năm 1834. Các nhà thám hiểm, sử gia nước ngoài, trong đó có cả người Trung Quốc, đã viết nhiều về việc Hoàng Sa, Trường Sa quy thuộc Vương quốc An Nam. Lời tựa của cuốn “Hải Lục” của người Trung Quốc, xuất bản năm 1842, có viết: “Vạn lý Trường Sa là đất nối giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên dậu của An Nam”. Sử cũ còn ghi vào năm 1816, Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình ở Hoàng Sa. Từ khi vương triều Nguyễn được thiết lập (năm 1802), công việc quản lý và khai thác các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do thủy quân triều đình đảm nhiệm.

Từ Hòa ước Việt – Pháp 1884 cho năm đến 1954, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam cai quản các vùng lãnh thổ Việt Nam, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, và giao dịch đối ngoại thay mặt triều đình Việt Nam. Ông Từ Diệm không tính giai đoạn người Pháp này vào tính liên tục chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, lại còn nói bừa rằng “dựa trên luật pháp quốc tế, các quốc gia thuộc địa độc lập căn bản không có quyền kế thừa di sản xâm lược của mẫu quốc”. Thật là một sự hiểu biết khiếm khuyết về luật pháp quốc tế.

Tác giả đề cập khá tường tận về các sự kiện Trung Quốc từng bước lấn chiếm Biển Đông như thế nào. Bằng việc miêu tả các sự kiện năm 1974, 1988, tác giả đã gián tiếp thừa nhận việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 6 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát.

Dù nói loanh quanh cách gì thì người Trung Quốc như Từ Diệm cũng không thể ngụy tạo ra lịch sử. Chính Trung Quốc đã tạo ra cuộc tranh chấp Biển Đông và gây ra xung đột Biển Đông.

Thời gian gần đây, nhân dịp 1 năm ngày chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), người Trung Quốc bày tỏ bức xúc về việc người Nhật Bản tiếp tục khẳng định lại sự kiểm soát của họ đối với quần đảo này. Các cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc đưa ra những lời chỉ trích và đe dọa Nhật Bản. Bắc Kinh đang “xuất khẩu” những xung đột xã hội bên trong ra bên ngoài, lần này là bằng những cuộc xung đột chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng giáp biển từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á. Trong bối cảnh này, Tân Hoa Xã lại xuất bản một bài viết của một người hiểu biết hời hợt về lịch sử như vậy.

Nhân vic người Trung Quc bày t thái đ thù đch đi vi Nht Bn v vn đ Điếu Ngư (Senkaku), hn cũng cn nhc li mt đo lý ca Khng T “K s bt dc, vt thi ư nhân” – không nên làm vi người nhng điu không mun người làm vi mình.

BDN

 

RELATED ARTICLES

Tin mới