Tuesday, January 7, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ: Đầu tư hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan

TQ: Đầu tư hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan

Nam Á hiện đang thu hút sự quan tâm của dư luận toàn cầu với dự án đình đám, Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan.

 

Hành lang kinh tế Pakistan – Trung Quốc

CPEC là gì

Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (China Pakistan Economic Corridor hay CPEC) là một siêu dự án phát triển nhằm mục đích liên kết cảng Gwadar ở phía tây nam Pakistan với khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, thông qua mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và đường ống vận chuyển dầu khí.

CPEC thực chất là mạng lưới giao thông dài khoảng 3.000 km từ Gwadar tới Kashgar, được khởi động tháng 4-2015, chi phí ước khoảng 46 tỷ $, tiến độ ​hoàn thành trong vài năm.

Theo một báo cáo mang tên Firstpost, CPEC là một phần mở rộng của sáng kiến Con đường tơ lụa thế kỷ 21 của Trung Quốc.

“Đây là khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc, là công cụ làm thay đổi luật chơi chiến lược trong khu vực, đưa Pakistan thành một thực thể thịnh vượng hơn và mạnh mẽ hơn trong tương lai”, Firstpost nhấn mạnh.

Trung Quoc doi luat choi khu vuc voi so tien cuc lon?

CPEC được thông qua sau khi Trung Quốc và Pakistan ký nhiều thỏa thuận trong lĩnh vực quân sự, năng lượng và cơ sở hạ tầng. Gồm một hệ thống đường bộ, đường sắt và các dự án năng lượng kết nối Khách Thập, khu tự trị Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc với cảng nước sâu Gwadar ở vùng tây nam Pakistan.

Đối với Trung Quốc, với dự án CPEC hứa hẹn nhiều điều, mở ra cơ hội phát triển cho khu vực Tân Cương và tạo động lực cho các doanh nghiệp Trung Quốc thâm nhập sâu vào khu vực này.

Đặc biệt từ tháng 4-2015, Trung Quốc đã được trao quyền hoạt động tại cảng Gwadar ở Ấn Độ Dương trong vòng 40 năm.

Hiện nay, việc xây dựng hạ tầng ở cảng gần như hoàn tất và sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Gwadar, nằm bên bờ biển Ả rập thuộc tỉnh Balochistan của Pakistan, có vị trí chiến lược giữa Nam và Trung Á với Trung Đông, nằm ở cửa vịnh Ba Tư, ngay bên ngoài eo Hormuz, cửa ngõ lưu thông của khoảng 40% lượng dầu mỏ thế giới.

Khi cảng này đi vào hoạt động và CPEC hoàn thành, Trung Quốc sẽ có thể vận chuyển hàng hoá từ cảng này một số lượng dầu lửa phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa thay thế cung đường qua eo Malacca.

Trung Quoc doi luat choi khu vuc voi so tien cuc lon?

Thông qua dự án CPEC, Pakistan mua một số tàu ngầm tấn công sử dụng động cơ diesel của Trung Quốc, giúp Trung Quốc tăng cường sự có mặt tại vùng biển này.

Gwadar có nhiều khả năng nhất để trở thành một quân cảng hỗ trợ cho quân đội Trung Quốc.

Cũng qua CPEC cho phép Trung Quốc tiếp cận với những vùng đất giàu tài nguyên ở Nam Á, nhất là đồng và dầu lửa.

Hành lang CPEC, những điều chưa biết 

Đáng giá về ảnh hưởng của dự án CPEC đối với thế giới và khu vực, trang tin Wonderslist.com của Mỹ vừa cập nhật những điều dư luận lo ngại về dự án đầy tham vọng này.

• Quyền sở hữu Gwadar

Điều mỉa mai nhất ai cũng biết, Gwadar không phải là vùng đất của Pakistan. Đây là vùng đất đã từng thuộc về Vương quốc Oman, được bán cho Pakistan với giá 3 triệu $.

Nếu cảng Gwadar được Trung Quốc giúp đỡ, sẽ trở thành quân cảng và nơi đổ bộ của quân đội Trung Quốc tại Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới Ấn Độ, quốc gia hiện có vai trò cường quốc hải quân quan trọng nhất tại vùng Ấn Độ Dương.

Trung Quoc doi luat choi khu vuc voi so tien cuc lon?

• Hành trình thực CPEC

Hành lang CPEC bắt đầu từ Tân Cương, Trung Quốc, đi vào lãnh thổ Pakistan tại tỉnh Gilgit Baltistan. Sau đó chạy qua KPK và đi vào lãnh thổ tỉnh Balochistan qua cảng nước sâu Gwadar.

Một một mục tiêu vô cùng quan trọng mà Trung Quốc đang nhắm tới, giúp cho nhiều tàu trọng tải lớn của Trung Quốc có thể ra vào cảng này.

Trung Quoc doi luat choi khu vuc voi so tien cuc lon?

• Làm tăng mối lo cho Trung Đông

Cảng Dubai là một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất thế giới. Nếu Hành lang CPEC hoàn thành, Dubai sẽ là một trong những quốc gia thuộc Tiểu Vương Quốc Ả rập thống nhất (UAE) sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Trung Quoc doi luat choi khu vuc voi so tien cuc lon?

• Giúp kinh tế tỉnh Balochistan tăng trưởng

Dự án sẽ giúp tỉnh Balochistan phát triển tốt hơn, thay vì bị bỏ hoang như hiện nay. Theo phía Ấn Độ, Pakistan hiện đang chiếm đóng khu vực này một cách bất hợp pháp, Ấn Độ phải có trách nhiệm thu hồi vùng đất trên.

Nếu Hành lang CPEC đi qua khu vực này, việc phát triển kinh tế của khu vực sẽ trở thành mối quan tâm đặc biệt của Ấn Độ.

Trung Quoc doi luat choi khu vuc voi so tien cuc lon?

• Tăng cường sự hiện diện của quân đội Trung Quốc

Trong trường hợp Ấn Độ phát động chiến tranh với Trung Quốc hoặc ngược lại tại khu vực biên giới phía tây của Trung Quốc, thì Hành lang CPEC sẽ tiếp tay cho Trung Quốc chuyên chở quân đội, nhu yếu phẩm dễ dàng hơn.

Trung Quoc doi luat choi khu vuc voi so tien cuc lon?

• Giúp Tân Cương, Trung Quốc phát triển

Với Hành lang CPEC, Trung Quốc sẽ thực hiện được chương trình tham vọng, cải thiện hiệu quả sử dụng đất đai lên tới 94%, hiện tại mới chỉ có 6% dân số sinh sống.

Các vùng sâu vùng xa của tỉnh Tân Cương ở phía tây Trung Quốc sẽ có điều kiện kinh tế phát triển tốt hơn.

Qua đây cho thấy, Trung Quốc gần như nắm quyền thương mại thế giới trong khi đó mới chỉ có 6% diện tích đất đai được khai thác.

Nhung dieu it biet ve Hanh lang kinh te TQ - Pakistan

• Làm tăng tính phức tạp ở Biển Đông

Theo báo Mỹ, hành lang CPEC không chỉ rút ngắn khoảng cách giao thông, mà sau dự án này người Trung Quốc muốn thực hiện mưu đồ quản lý, chiếm đoạt Biển Đông.

Với tình trạng bất ổn như hiện nay, ngoài Đường lưỡi bò 9 đoạn trên biển do Trung Quốc đặt ra, Trung Quốc còn muốn xây dựng nhiều tuyến đường khác, có hoặc không có khả năng thương mại nhưng nó lại phục vụ cho ý đồ bành trướng của Bắc Kinh, nhất là ý đồ độc chiếm biển Đông.

Nhung dieu it biet ve Hanh lang kinh te TQ - Pakistan

• Rút ngắn tuyến đường biển

Hiện nay Trung Quốc phải dùng tuyến đường biển dài hơn cho xuất khẩu sản phẩm sang các nước châu Âu. Tuyến đường phải đi qua Biển Đông và qua eo biển Malacca, từ đó đi tiếp vào vùng biển Ả Rập, Vịnh Ả Rập và các thị trường châu Âu. Nhưng khi Hành lang CPEC hoàn thành, sẽ rút ngắn được quãng đường tới 12.000 km.

Nhung dieu it biet ve Hanh lang kinh te TQ - Pakistan

• Biến Nam Á thành trung tâm kinh tế thế giới

Trung tâm kinh tế thế giới đang chuyển dần sang khu vực Nam Á bởi đây là khu vực có giá lao động rẻ. Mặc dù quyền tự chủ đã tạo ra toàn cầu hóa, nhưng đây cũng là động lực khích lệ các nhà đầu tư nước ngoài tìm thấy những thị trường mới để để phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa.

Game thủ chính trong sự chuyển đổi kinh tế này chính là Trung Quốc, bằng chiêu dùng nhãn hiệu “made in China” giá cực rẻ, Trung Quốc thâm nhập nhiều khu vực đầu tư màu mỡ, mới lạ trong đó có khu vực Nam Á.

Nhung dieu it biet ve Hanh lang kinh te TQ - Pakistan

RELATED ARTICLES

Tin mới