Wednesday, January 1, 2025
Trang chủBiển nóngCác cường quốc sử dụng đấu trường Đông Nam Á

Các cường quốc sử dụng đấu trường Đông Nam Á

Các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở vùng biển Đông Nam Á đã phát triển một cách nhanh chóng hơn bất kỳ cường quốc nào khác bên ngoài khu vực. Việc Trung Quốc quyết định đặt căn cứ tàu ngầm hạt nhân mới mang tính răn đe tại đảo Hải Nam là một trong những thay đổi quan trọng nhất, phá vỡ tình hình an ninh ở Đông Nam Á.

Tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông

Những tàu ngầm này hiện nay phải đi từ đảo Hải Nam, qua Biển Đông, qua biển Philippines đến Tây Thái Bình Dương đã đặt ra mối đe dọa hiện hữu đối với lãnh thổ Mỹ. Quyết định này đã biến Biển Đông trở thành đấu trường lớn cho sự chạy đua quân sự Mỹ – Trung. Việc quân sự hóa hàng loạt hòn đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và đặt tên lửa đối hạm ở Hoàng Sa đã tăng cường khả năng khắc chế và kiểm soát của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông.

Chương trình phát triển hạt nhân, vũ khí tên lửa thông thường và hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc đang làm giảm ưu thế về hạt nhân và vũ khí thông thường của Mỹ ở Đông Á, khiến cho quân đội Mỹ phải đẩy mạnh triển khai quân đội, khí tài ở Đông Bắc Á và ở chính lãnh thổ Mỹ dễ bị tổn thương hơn. Hành động này của Trung Quốc làm xói mòn thêm lợi ích quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á. Trước tiên, nó khiến Mỹ phải tăng khả năng theo dõi và ngăn chặn các tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông và biển Philippines và thứ hai để phân phối lại việc Mỹ đẩy mạnh triển khai khí tài quân sự cách xa các vị trí không được bảo vệ ngày càng tăng tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mỹ triển khai chính sách tái cân bằng ở châu Á có một yếu tố tương hỗ phù hợp với kế hoạch quốc phòng của Mỹ đối với khu vực sau nhiều thập kỷ. Mỹ muốn sự hỗ trợ nhiều hơn từ các đồng minh trong khu vực và các đối tác an ninh để giúp duy trì địa vị đứng đầu về răn đe chiến lược của Mỹ trong khu vực Đông Á, một địa vị mà kế hoạch chiến lược của nhiều quốc gia trong khu vực từ lâu đã thừa nhận.

Australia và Nhật Bản đã hưởng ứng mạnh nhất với việc kêu gọi có đi có lại, phản ánh bề rộng của các lợi ích an ninh mà cả đồng minh chia sẻ với Mỹ ở Đông Nam Á và xa hơn. Hoạt động quân sự của Mỹ, Nhật Bản và Australia ở Đông Nam Á đang trở nên phối hợp và “liên kết” nhiều hơn. Việc phát triển radar phòng thủ tên lửa đạn đạo giữa ba đồng minh cung cấp cho các nước này nhận thức tốt hơn về thực địa của đấu trường Biển Đông và biển Philippines hơn bất kỳ quốc gia ven biển nào ở Đông Nam Á.

Các nước Đông Nam Á phần lớn ở lại trên khán đài của cuộc thi thố sức mạnh giữa các nước lớn và phối hợp trình diễn trong vùng biển của khu vực. Ba lý do giải thích cho phản ứng thụ động một phần này đó là:

Thứ nhất, không lực lượng quân sự nào của các nước Đông Nam Á có thể chơi cùng một giải đấu với những cường quốc lớn này. Quân đội và ngân sách quốc phòng của các nước Đông Nam Á rất nhỏ. Singapore có ngân sách quốc phòng lớn nhất và có khả năng nhất về hải quân và không quân bởi khoảng cách đáng kể. Tuy nhiên, Singapore chỉ có 6 tàu chiến lớn (tất cả là tàu khu trục nhỏ) so với 46 chiếc của Nhật Bản.

Thứ hai, cuộc thi thố sức mạnh của các cường quốc và sự hợp tác ngày càng diễn ra nhiều hơn dưới nước và ở tầng bình lưu. Không có nước Đông Nam Á nào tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trong khu vực do Mỹ dẫn đầu tập trung vào các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên. Tàu ngầm khu vực và khả năng tác chiến chống tàu ngầm mở rộng được hạn chế.

Thứ ba, Đông Nam Á có lịch sử do dự trong việc trở nên quá thân thiết với bất kỳ cường quốc nào, mà thích tự chủ chiến lược hơn. Các mối quan hệ đồng minh của Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc với Mỹ sâu sắc hơn và tập trung vào kế hoạch quốc phòng của các nước này hơn so với bất kỳ mối quan hệ nào Mỹ có ở Đông Nam Á. Nhật Bản, Hàn Quốc (và Đài Loan) dựa vào sự răn đe hạt nhâm mở rộng của Mỹ.

Các nước Đông Nam Á, với một số trường hợp ngoại lệ, không thể, không chuẩn bị trước và thậm chí không muốn trở thành người chơi chủ động trong cuộc thi đấu của các nước lớn và phối hợp tổ chức ở đấu trường tại vùng biển Đông Nam Á.

Xem những cường quốc quân sự thế giới sử dụng đấu trường Đông Nam Á vì lợi ích của họ rõ ràng là lý do để lo ngại, không phải đáng ăn mừng.

RELATED ARTICLES

Tin mới