Monday, December 23, 2024
Trang chủThâm cung bí sửBà Lã Tịnh Văn, con hổ đầu tiên của Bắc Kinh nắm...

Bà Lã Tịnh Văn, con hổ đầu tiên của Bắc Kinh nắm giữ bí mật mà TQ không dám công khai

Bà Lã Tịnh Văn, cựu Phó Bí thư Đảng ủy Bắc Kinh, được coi là ‘con hổ’ đầu tiên tại thủ đô bị hạ bệ trong cuộc thanh trừng cuối năm 2015 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Bà Lã Tịnh Văn bị thanh trừng cuối năm 2015.

Con đường thăng tiến của bà Lã dường như bắt đầu suôn sẻ từ sau năm 1999, cùng năm mà cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Trong thời gian giữ chức Bí thư Khu ủy Tây Thành (Bắc Kinh) từ năm 1999-2006, bà Lã tích cực trợ giúp ông Giang bức hại Pháp Luân Công. Nhờ vậy, bà được ông Giang thăng chức Thị trưởng và Bí thư Thành ủy Thành phố Bắc Kinh từ năm 1999-2013. Từ tháng 9/2006 trở đi, bà Lã được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Bí thư, Ủy viên Thường vụ Thành phố Bắc Kinh.

Tổ chức quốc tế Điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã liệt bà Lã vào danh sách trọng điểm các quan chức Trung Quốc tham gia và thúc đẩy bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Sự kiện 25/4 

Không lâu sau khi bà Lã Tịnh Văn nhậm chức Trưởng khu Tây Thành, một cuộc biểu tình ôn hòa vào ngày 25/4/1999 đã gây chấn động cả trong và ngoài nước. 

Lúc đó hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công tới Văn phòng Kháng cáo Trung ương, họ lặng lẽ đứng ở trên vỉa hè tại khu Tây Thành, Bắc Kinh để thỉnh nguyện hòa bình, không hề gây ra bất kỳ sự rối loạn nào.

“Phản ứng này của Pháp Luân Công là để có được lời đính chính từ giới lãnh đạo của đất nước, thông qua việc đi tới chỗ các lãnh đạo, và rất nhẹ nhàng và lịch sự đề nghị rằng họ sẽ không bị đối xử thô bạo như vậy nữa”, theo ông Benjamin Penny, Chuyên gia nghiên cứu tại Thư viện Quốc gia Australia.

Ngày 25/4/1999, hơn 10 ngàn học viên Pháp Luân Công đã đến Ban Khiếu nại Chính phủ tại Trung Nam Hải kháng nghị ôn hòa, đề nghị chính quyền tạo môi trường luyện công tự do (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Ngày 25/4/1999, hơn 10 ngàn học viên Pháp Luân Công đã đến Văn phòng Kháng cáo
Trung ương tại Trung Nam Hải để đề nghị được luyện công tự do (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Khi đó bà Lã Tịnh Văn làm Trưởng khu Tây Thành, bà đã điều động một lượng lớn cảnh sát tới xung quanh Trung Nam Hải. Họ chỉ đạo những người thỉnh nguyện xếp thành vòng vây từ hai bên cổng chính Trung Nam Hải.

Chính màn kịch ‘bao vây Trung Nam Hải’ mà bà Lã tích cực tham gia, đã trở thành cái cớ để ông Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Trọng điểm bức hại Pháp Luân Công

Kể từ năm 1992, khi Pháp Luân Công được phổ truyền trên khắp Trung Quốc, chỉ tính riêng tại Bắc Kinh đã có hơn 30 điểm luyện công tại khắp các vườn hoa, công viên tập thể. Thế nhưng, rất nhiều người tại các điểm luyện công này đều bị bức hại nghiêm trọng bắt đầu từ sau năm 1999 trở đi.

Theo trang Minh Huệ Net, trong cuộc họp vận động đàn áp Pháp Luân Công tại khu vực Bắc Kinh, bà Lã Tịnh Văn rất hùng hổ nói: “Khu Tây Thành là 1 khu vực trọng điểm, rất nhiều nhân vật trọng điểm cũng đang ở tại Tây Thành, điều đó có nghĩa rằng Tây Thành nhất định không thể không dốc sức chiến thắng Pháp Luân Công.”

Dưới sự chỉ đạo của bà Lã, chính quyền Tây Thành bức hại Pháp Luân Công một cách nghiêm trọng, báo cáo công khai vào ngày 15/1/2000 có liệt kê, học viên Pháp Luân Công bị bức tử đầu tiên ở Trung Quốc là tại Tây Thành, Bắc Kinh, và cũng là người Tây Thành.

Tây Thành cũng là nơi đầu tiên triển khai cái gọi là “phòng giáo dục pháp chế” (thực chất là phòng tẩy não). Tất cả những học viên Pháp Luân Công vô danh tại Tây Thành bất luận già trẻ lớn bé đều bị bắt cóc tới đây, có người là lao công già mới nghỉ hưu, có người là cán bộ và công nhân viên chức, cũng có người là học sinh.

Họ bị luân phiên tẩy não nhiều lần, bị giám sát 24/7, không cho gọi điện thoại hay giao tiếp với ai, thậm chí không cho ngủ. 

Bà Lã Tịnh Văn gọi những hành động đó là “chuyển hoá” tư tưởng chính trị tư bản, từ đó liên tục leo lên vị trí cao hơn trong nội bộ chính quyền Trung Quốc.

Điều quân bắt giữ học viên

Ngày 20/7/1999, sau khi ông Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, học viên các nơi trên toàn quốc đều tới Thiên An Môn thỉnh nguyên một cách tự phát, họ không lo lắng tới sự an nguy của bản thân mà nói cho tất cả mọi người biết sự thật “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”. Lúc đó, chung quanh quảng trường Thiên An Môn đầy ắp xe cảnh sát. Họ đang đợi lệnh để bắt người.

Theo thông tin trong nội bộ Bộ Công an, tính đến hết tháng 10/2001, tổng cộng có ít nhất 1 triệu lượt người tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Đa số họ đều bị bắt tại Thiên An Môn hoặc gần các Văn phòng Kháng cáo tại Bắc Kinh.

Theo “Niên giám Tây Thành, Bắc Kinh”, “từ ngày 20/7 trở đi, lực lượng cảnh sát trong Bộ Công an tập trung lực lượng chủ yếu để thi hành khống chế Trung Nam Hải và các khu vực lân cận, lực lượng cảnh sát được phái đi từ Cục cảnh sát Tây Thành là 1955 người…”

Địa ngục trần gian

Năm đó, những cai ngục dưới quyền Lã Tịnh Văn trực tiếp bức hại một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công bị bắt tại Thiên An Môn. Trong đó có một học viên sinh sống tại thành phố Lan Phường đã miêu tả nhà giam này như một địa ngục trần gian.

Chu Tú Trân là người từng mang bệnh nặng, cứ vài hôm là phải đến bệnh viện trị liệu, không thể đi học cũng không thể làm việc nhà, 45 tuổi đã phải xin nghỉ hưu. Sau khi học Pháp Luân Công, cô trở nên hoàn toàn khoẻ mạnh, đạo đức bản thân cũng được nâng cao. Cô từng đóng góp số tiền 1 vạn nhân dân tệ (khoảng 35 triệu VND) mà mình dành dụm được để sửa đường nơi quê nhà.

Ngày 17/12/2000, cô Chu tới Thiên An Môn để thỉnh nguyên, và bị bắt vào trại giam giữ cùng ngày. Tại đó, người ta gọi cô là “số 414”.

Cô Chu gửi tới Minh Huệ Net một bản tường thuật quá trình cô bị tra tấn, đầu độc và bị sốc điện tại đây: Một tên cảnh sát vừa vào phòng thẩm vấn đã dùng xích sắt trói cô lại trên ghế, “hắn rất hung ác hét vào mặt tôi uy hiếp: ‘Nếu mày hôm nay không khai ra, tao sẽ để mày chết tại nơi này.’ Hắn ta cầm roi điện dí vào khắp người tôi, trong mồm, sau hai tai, sau đầu, tiếp đó là ngực, đầu ngực, sau lưng, hai bên đùi trong, phía bụng dưới, mỗi từng đầu ngón tay, mỗi từng đầu ngón chân, chỗ giữa ngón cái và ngón trỏ, lòng bàn tay, lòng bàn chân … từ trên xuống dưới chỗ nào mẫn cảm hắn đều sốc điện vào đó.”

“Tiếng hét của tôi do bị sốc điện vang lên, rồi lại tiếng hét của những người khác bị sốc điện cũng vang lên, cứ thế tiếng hét chạy dọc khắp cả một hành lang. Nơi đây nào có khác gì địa ngục trần gian!”, cô Chu viết.

Cứ thế lượng kích điện mỗi lúc một lớn, “thân thể của tôi chẳng thể tự chủ được mà nảy lên, hắn liền lấy chân đạp thẳng vào người, lực đạp chẳng khác nào lực điện giáng vào tôi. Tôi cả người bị trói xích sắt ngã lăn xuống sàn nhà. Hắn đạp, giẫm, đá và người tôi bằng bàn chân đang đi giày da của mình.”

Rồi cô Chu bị ngất xỉu ngay trong cuộc tra tấn tàn bạo ấy. Vài ngày sau đó, cô giống như người tàn tật, toàn thân đều đau đớn khôn tả, đặc biệt là nơi xương ngực, xương sườn, khắp lưng đều đâu đến không thể thốt ra lời, thậm chí cô còn đi tiểu ra máu. 7 ngày sau, cảnh sát “đưa tôi đến một nơi chẳng biết là đâu, vứt tôi xuống vệ đường, rồi họ bỏ đi.”

Trong một đơn kiện ông Giang Trạch Dân, một người tên là Trần Huệ Mẫn viết: “Buổi trưa ngày 28/10/1999, tôi tới Văn phòng Kháng cáo Trung ương. Đang đứng trước cửa, 1 vài công an không nói lý do liền bắt tôi lên xe, đưa tôi đến trại giam tại Tây Thành, Bắc Kinh.”

Cảnh sát phòng giam không ngừng mắng chửi cô Trần, dùng hình thức “làm máy bay” để tra tấn cô. Tư thế này rất đau đặc biệt khi nạn nhân bị buộc phải cúi xuống trong thời gian lâu. 

Cô mô tả lại: “Người tra tấn bắt tôi đứng áp sát vào tường, ấn đầu tôi xuống sao cho mặt hướng vào và ngang với ống chân, hai tay tôi phải giơ thẳng ra sau lưng, và hướng lên trời. Mặt tôi trong vài giây trở nên đỏ ửng, và sau đó 2 phút, tôi ngã nhào xuống đất.”

Đây là một nhiều hình thức tra tấn mà chính quyền Trung Quốc sử dụng để ép buộc các học viên từ bỏ tu luyện.

RELATED ARTICLES

Tin mới