Thursday, December 26, 2024
Trang chủĐàm luậnBiển Đông và châu Á-Thái Bình dương dưới “vương triều Trump” (Phần...

Biển Đông và châu Á-Thái Bình dương dưới “vương triều Trump” (Phần 2)

Chiến thắng của ông Donald Trump làm ngạc nhiên nhiều người, nên các nhà lãnh đạo trên thế giới đang chờ đợi những quyết định mang tính bất ngờ của nhà tỷ phú này. Ngày 9-11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã chúc mừng ông Donald Trump, đồng thời thể hiện mong muốn hợp tác với tân Tổng thống Mỹ, cũng như thắt chặt mối quan hệ hướng đến sự tôn trọng lẫn nhau, không xung đột và không đối đầu.

Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, Trung tướng Jerry Martinez

Kỳ II: Sự quan tâm của các nước hữu quan

Phát triển mối quan hệ Trung-Mỹ tốt đẹp và ổn định… Khi tranh cử ông Donald Trump từng tuyên bố, Trung Quốc là “kẻ cướp công ăn việc làm và thu nhập của người dân Mỹ” và cam kết, sẽ lấy lại lợi ích cho Mỹ đã bị Trung Quốc cướp mất, nếu đắc cử Tổng thống. Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump từng cam kết, răn đe các quốc gia khác. Hãng CNN từng cho rằng, Trung Quốc giống như “túi đấm yêu thích” của ông Donald Trump. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng, không nên tin vào những hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử ở Mỹ và thực tế từng chứng minh như vậy – bao đời Tổng thống Mỹ từng đưa ra những “đe dọa kinh khủng” với Trung Quốc khi vận động tranh cử, nhưng nhanh chóng quay lại chính sách bắt tay hợp tác chỉ sau vài tháng lên nắm quyền. Thương mại là cuộc chơi có thể giúp ông Donald Trump giành một số thắng lợi, nhưng đó cũng là cơ hội lớn cho Trung Quốc. “Make America Great Again” – Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại – khẩu hiệu vận động tranh cử của ông Donald Trump, đang đối đầu trực tiếp với khẩu hiệu của nhà lãnh đạo Trung Quốc bởi ông Tập Cận Bình muốn thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” – muốn chấn hưng Trung Quốc. Và ông Tập Cận Bình đã thành công trong việc thuyết phục Tổng thống Phillipines Rodrigo Duterte và lôi kéo Thủ tướng Malyasia Najib Razak, phá vỡ một trong những tảng băng lớn nhất tại Đông Nam Á, gạt dần ảnh hưởng của Washington tại địa bàn chiến lược này.

Tân Hoa xã từng đưa tin, trong năm 2015, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Mỹ lập mức cao kỷ lục, đạt 8,29 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc. Một quan chức Lầu Năm Góc từng ngầm thừa nhận, Mỹ hầu như không thể làm gì để ngăn chặn Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp, quân sự hóa và kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Trang tin Washington Free Beacon từng dẫn một báo cáo mật do ông John Hamre, Chủ tịch Ủy ban Chính sách Quốc phòng của Lầu Năm Góc soạn thảo, kêu gọi Hải quân Mỹ ngay lập tức khôi phục chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông nhằm ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm tuyến đường thủy chiến lược ở Biển Đông. Theo nhận định của nhà báo Matt Rivers (làm việc cho hãng CNN), ông Donald Trump sẽ không “giải quyết vấn đề Biển Đông” trong nhiệm kỳ đầu. Vì cho rằng, việc Mỹ-Trung cạnh tranh ảnh hưởng ở Biển Đông là một trận đấu sẽ kéo dài.

Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe

Ngày 10-11, hãng Yonhap dẫn lời chuyên gia cao cấp tại Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc Troy Stangarone nhận định, ông Donald Trump được kỳ vọng sẽ có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc. Theo ông Troy Stangarone, ông Donald Trump sẽ cứng rắn đối với Trung Quốc hơn so với Chính quyền Obama. Nhưng ông Donald Trump lại cho rằng, những đồng minh lâu đời của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc phải trả tiền để đổi lấy sự hiện diện của quân đội Mỹ. Ngày 10-11, Đài KBS cho biết, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Hàn Quốc Kim Young-woo đã thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Han Min-koo và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Lee Sun-jin về vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại nước này. Hãng Reuters dẫn nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, trong cuộc điện đàm hôm 10-11, bà Park Geun-hye đã nhận được cam kết bảo vệ Hàn Quốc từ ông Donald Trump.

Trong khi đó, hãng Reuters dẫn lời một cố vấn an ninh của ông Donald Trump cho biết, tân Tổng thống muốn Nhật Bản “có vai trò tích cực hơn ở châu Á”, và Washington muốn xóa bỏ những điều “vô căn cứ” khiến Tokyo lo ngại và khẳng định cam kết của Mỹ đối với đồng minh. Cuộc gặp giữa ông Donald Trump với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (17-11) có thể đánh dấu sự bắt đầu cho những cuộc đàm phán thu hút sự ủng hộ từ Tokyo để đối phó với Bắc Kinh. Giới truyền thông cho rằng, rạn nứt giữa 2 nước liên quan tới việc ông Donald Trump muốn Nhật Bản phải đóng góp nhiều hơn để duy trì lực lượng Mỹ tại đây; trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada cho biết, Tokyo đã đóng góp 3/4 chi phí và như vậy là đủ. Ngày 10-11, hãng Kyodo dẫn lời Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, Trung tướng Jerry Martinez khẳng định, chiến thắng của ông Donald Trump sẽ không chắc ảnh hưởng tới việc triển khai lực lượng Mỹ tại Nhật Bản.

Trong cuộc điện đàm hôm 10-11 với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, ông Donald Trump đã nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc Mỹ hiện diện mạnh mẽ tại châu Á-Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tuyên bố, việc Mỹ tiếp tục can dự toàn diện ở châu Á-Thái Bình Dương là điều then chốt.
Ông Donald Trump là ứng cử viên tổng thống thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ không giành đa số phiếu phổ thông, nhưng vẫn đắc cử nhờ đa số phiếu đại cử tri. Cùng ngày 10-11, hãng Reuters dẫn nguồn tin cho biết, cách tiếp cận chính sách ngoại giao của ông Donald Trump “giống đến kinh ngạc” với cách tiếp cận của Tổng thống Nga Putin. Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, bài phát biểu chiến thắng của ông Donald Trump có nhiều đoạn rất giống với bài phát biểu của Tổng thống Putin tại miền Nam nước Nga hồi tháng trước.

RELATED ARTICLES

Tin mới