Friday, November 22, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiĐịa lý BiểnTìm hiểu về hiện tượng băng trôi

Tìm hiểu về hiện tượng băng trôi

BienDong.Net: 11% mặt đất, tương đương với 23 triệu km2, được bao phủ bởi băng. 97% bề mặt và 99,75% khối lượng băng trên thế giới tập trung ở Nam Cực và Greenland.

Lượng băng ở Nam cực bao phủ một bề mặt rộng lớn hơn cả Châu Âu, độ dày trung bình của lượng băng này là 2.200 m, trong khi đó, ở một số nơi độ dày lên tới 5.000 m.

Khối băng ở Greenland có nơi dày 3.400 m. Bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, mỗi năm độ dày những khối băng ở Nam Cực đã giảm xuống khoảng 8,3 cm.

Trong khi đó, thời kỳ băng hà, băng bao phủ tới 38% mặt đất.

alt

Trên thực tế, Greenland và Nam Cực là vùng biển với những hòn đảo rải rác, tuy nhiên, băng đã biến chúng thành một vùng đất liền phủ băng rộng lớn.

Vào mùa xuân, khi nhiệt độ không khí tăng lên, những khối băng bắt đầu vỡ và các dòng nước tự do được hình thành. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, dưới sức ép của sóng và gió, các khối băng này bắt đầu đứt gãy ở rìa các khối băng, tạo thành những khối băng trôi nổi mà ta vẫn quen gọi với cái tên “tảng băng trôi” và lớn hơn thì gọi là núi băng.

90% khối lượng núi băng nằm ở phía dưới mặt nước, do đó, những gì mà chúng ta nhìn thấy phía trên mặt nước chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng mà thôi.

Do khu vực Bắc Cực ở phía đông Greenland khá nông, đặc biệt là khu vực thuộc biển Barents, nên những tảng băng này không thể trôi xuống phía nam.

Bắc Thái Bình Dương không hề có băng trôi do chúng không thể vượt qua được eo biển Behring.

Hàng năm, có tới 1.700 km3 của Nam Cực bị gãy vỡ và trở thành những tảng băng trôi hay núi băng, có những núi băng có bề mặt tới 100 km2.

Những tảng băng trôi xuất phát từ Bắc Cực thường không đều, trong khi đó, băng trôi ở Nam Cực lại khá lớn với bề mặt khá bằng phẳng, mặt cắt dựng đứng. Có núi băng rộng hàng chục km, dài khoảng 600 km, nhưng phần nhô lên khỏi mặt nước chỉ cao khoảng 60 đến 90 m.

alt 

Mô hình tàu kéo băng trên máy tính (Nguồn: Innovationnewsdaily)

Núi băng trôi lớn nhất thế giới được ghi nhận cho tới nay có tên B-15 bị gãy khỏi Ross Ice Shelf ở Nam Cực. B-15 dài 295 km, rộng 37 km, diện tích bề mặt là 11.000 km2, nặng khoảng 3.000.000.000 tấn.

Một trong những núi băng trôi Nam Cực lớn nhất thế giới có phần nổi trên mặt nước cao khoảng 116 m với tổng chiều dày là 1.060 m.

Ở Bắc Đại Tây Dương, núi băng trôi lớn nhất có chiều cao trên mặt nước là 168 m.

Con tàu Titanic nổi tiếng chìm vào ngày 14/4/1912 nhỏ hơn tảng băng mà nó va vào tới hàng ngàn lần. Nhiệt độ bên trong tảng băng trôi dao động từ -10 đến -5 độ C, tuy nhiên, nó cũng chịu tác động từ môi trường.

Khi những núi băng này bị gãy khỏi những rìa băng ở Nam Cực, chúng trôi với tốc độ khoảng 50 km/giờ, nhưng cũng có khi nó đứng yên trong nhiều ngày liên tiếp.

Những núi băng này thường trôi về hướng tây bắc, theo các dòng cực. Núi băng là hiện tượng thiên nhiên ngoạn mục, có thể gây nguy hiểm cho tàu bè trên biển, nhưng được coi là nguồn cung cấp nước ngọt tiềm tàng. 97% bề mặt và 99,75% khối lượng băng hiện nay nằm ở Nam Cực và Greenland.

7 triệu km2 bề mặt đại dương được bao bọc bởi băng. từ 66 đến 75% lượng nước ngọt trên thế giới được “lưu giữ” trong băng.

Hiện tại, có những dự án nhằm tận dụng nguồn nước ngọt từ các tảng băng trôi này.

Một tảng băng trôi nhỏ với chiều dài khoảng 30 m, rộng 20 m và cao 200 m có thể cung cấp tới 180 triệu lít nước – đủ cho một thành phố công nghiệp trong 1 ngày.

Tuy nhiên, chi phí để thực hiện điều này cũng tương đương với chi phí khử muối từ nước biển, do đó, những dự án này vẫn chưa được áp dụng.

Khó khăn duy nhất mà các nhà khoa học hiện đang gặp phải là làm thế nào để kéo được những khối băng khổng lồ từ các vùng cực về những khu vực cần sử dụng.

Tham vọng khai thác những tảng băng trôi khổng lồ, lạnh lẽo thành những dòng nước ngọt xuất hiện từ thời hoàng thân Muhammed al Faisal hồi thập niên 1970 khi Al Faisal, cháu trai của vua Khalid đã cùng hợp tác với kiến trúc sư người Pháp là Georges Mougin để thành lập một công ty chuyên sản xuất, kinh doanh nước uống từ băng.

Tuy nhiên, công ty này đã sớm đóng cửa vì thiếu tính thực tế. Sau đó hơn 30 năm, bắt đầu từ năm 2003, kiến trúc sư Georges Mougin tiếp tục theo đuổi niềm đam mê của mình với sự trợ giúp của mô hình máy tính từ Công ty Dassault Systemes, Pháp.

Theo Mougin, căn cứu trên các mô hình máy tính, một núi băng vài triệu tấn có thể được kéo qua quãng đường vài ngàn km đến đảo Canary trong vòng 141 ngày bằng cách sử dụng một tàu kéo. Núi băng sẽ mất đi 38% khối lượng trong quá trình vận chuyển, và những tấm phủ làm bằng sợi đặc biệt sẽ có thể giữ cho núi băng không vỡ ra trong suốt chặng hành trình. Trên cơ sở mô thí nghiệm mô phỏng, kĩ sư Mougin hi vọng một ngày nào đó, có thể là trong năm 2013 này ông và nhóm của mình có thể ứng dụng kĩ thuật này trong thực tế, trong bối cảnh nguy cơ khủng hoảng nước ngọt đang ngày càng hiện hữu tại nhiều nơi trên thế giới.

BDN (tổng hợp)

RELATED ARTICLES

Tin mới