Thursday, November 28, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnPakistan đang dùng Nga để kiềm chế TQ?

Pakistan đang dùng Nga để kiềm chế TQ?

Cảng chiến lược Gwadar được Pakistan cho Trung Quốc và Nga tham gia sử dụng để xuất khẩu trong dự án CPEC.

Ngày 27/11, trang The Tribune India đưa tin Pakistan đã chấp thuận yêu cầu của Nga được sử dụng cảng chiến lược Gwadar cho xuất khẩu. Đây là cảng chiến lược thứ ba được Nga sử dụng để trung chuyển thương mại tới các vùng nước ấm sau  Iran và Turkmenistan.

Trên thực tế, Nga cũng muốn tham gia dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) gần 3.000 km và tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng với Pakistan để đạt được các lợi ích chiến lược.

Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif tuyên bố hoan nghênh sự quan tâm của Nga trong việc trở thành một phần của dự án CPEC và khẳng định Pakistan chào đón sự tham gia của bất cứ nước nào trong dự án khổng lồ này, nối từ cảng Gwadar trên biển Arab tới khu tự trị Tân Cương để cải thiện kết nối giữa hai nước.

Dự án sẽ mở ra một tuyến đường vận chuyển hàng hóa mới và chi phí thấp hơn để vận chuyển dầu đến Trung Quốc cũng như xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đến Trung Đông và châu Phi.

Gia giảm quyền lực của Trung Quốc

Động thái này của Pakistan đối với Nga có thể thấy được trước mắt là những phản ứng đầu tiên trong việc hạn chế tầm ảnh hưởng sau này của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

 Gwadar sẽ là điểm bắt đầu của CPEC, là cảng mà Trung Quốc có thể sẽ đầu tư 1,62 tỷ USD và chuyển từ đây một số lượng dầu lửa phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, qua đó tiết kiệm hàng tỷ đô la, thời gian quý báu và quan trọng hơn là tránh không phải đi qua eo Malacca vốn nhiều rủi ro.

Gwadar sẽ đóng vai trò quan trọng trong con đường tơ lụa trên bộ và trên biển của Trung Quốc, nối nước này với Trung Á và các khu vực khác. Quan trọng hơn, trong khi Gwadar được xây dựng như một cảng thương mại thay vì căn cứ hải quân phục vụ quân đội Trung Quốc, điều này có thể thay đổi trong tương lai. Sự thay đổi chức năng của cảng gần như chắc chắn sẽ diễn ra khi Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương.

 Trung Quốc cũng dường như trở thành nhà cung cấp vũ khí chính cho Pakistan. Riêng năm 2010, Pakistan đã là điểm đến của 60% lượng vũ khí Trung Quốc bán ra thế giới.

Pakistan dang dung Nga de kiem che Trung Quoc?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif. Ảnh: BBC

Để các dự án tham vọng của Trung Quốc ở Pakistan có thể đơm trái ngọt, khu vực biên giới bất ổn ở phía Tây nước này, đáng chú ý là tại các tỉnh Baluchistan và Khyber Pakhtunkhwa cùng một số khu vực bộ tộc, cần phải được bình định.

Trung Quốc đã gây sức ép với Pakistan cần phải tích cực truy đuổi hơn nữa lực lượng Taliban ở Afghanistan và những kẻ truyền bá ý thức hệ của chúng, gồm các chiến binh Duy Ngô Nhĩ thuộc lực lượng Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) có liên quan tới Al Qaeda, đang ẩn náu trong các khu vực trên. Trước đây, các chiến binh ETIM đã từ những vùng vô luật pháp này tổ chức nhiều cuộc tấn công vào tỉnh Tân Cương của Trung Quốc.

Theo sau đó, một phần bởi sự hối thúc từ Bắc Kinh, quân đội Pakistan đã mở các hoạt động quân sự kéo dài 1 năm ở Bắc Waziristan, săn lùng nhiều tên khủng bố, gồm cả các thành viên ETIM. Thật không may, nhiều kẻ này đã lẩn trốn qua bên kia biên giới vào Afghanistan.

Gần đây, Trung Quốc đã tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa lực lượng Taliban và chính quyền Afghanistan, với lực lượng tình báo quân đội Pakistan cũng hiện diện.

Trong một mối quan hệ phức tạp và nhiều lĩnh vực của Pakistan phụ thuộc vào Trung Quốc, về lâu dài, tự thân Pakistan cũng nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực khi chỉ phụ thuộc vào một quốc gia tiềm năng và đó có lẽ là lý do để Pakistan tăng cường sự chú ý của họ tới Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới