Theo BBC, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường CH Trung Phi, trong đó có cả lựu đạn, thậm chí giá còn rẻ hơn cả chai Coca-Cola.
Lựu đạn 82 -2 do Trung Quốc sản xuất có mặt mọi nơ ở Trung Phi.
Lựu đạn Trung Quốc giá… chưa đến 1 $
Theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ khí độc lập (CARG) Anh, lựu đạn Type 82-2 của Trung Quốc bán tại CH Trung Phi (CAR) có ở mọi nơi, rẻ hơn cả chai Coca-Cola. Chỉ cần 0,5 đến 1$ (tương đương 11.000 -22.000 VND) là có thể mua 1 quả lựu đạn kiểu này.
Mới đây, CARG đã phát hiện thấy lô hàng có từ năm 2006 chứa tới 25.000 quả lựu đạn Type 82-2 được sản xuất tại Trung Quốc.
Ngoài vũ khí Trung Quốc, còn có lựu đạn từ Bulgaria, đạn cối Sudan, súng phóng lựu Iran, đạn súng trường Anh, Bỉ và Czech, và đạn súng ngắn Tây Ban Nha, Cameroon.
Cũng theo nghiên cứu CARG, CH Trung Phi được xem là thị trường màu mỡ cho các loại vũ khí cá nhân đến từ mọi lãnh thổ, vừa hợp pháp lại bất hợp pháp, cung cấp cho cả quân đội lẫn các tổ chức phiến quân nổi dậy, khủng bố hay cướp bóc.
Hậu quả việc “mở cửa” thị trường vũ khí cực kỳ nguy hiểm, nhất là sau 2013 khi tổ chức Seleka, liên minh các phần tử cực đoan Hồi giáo lên nắm quyền đã tiến hành cuộc chiến tranh nội chiến đẫm máu, làm hàng trăm ngàn dân thường bị thiệt mạng.
Theo BBC, lựu đạn Type 82-2 ở CH Trung Phi chủ yếu là do Trung Quốc sản xuất. Ví dụ, lô hàng lựu đạn năm 2006, chứa 25.000 quả được sản xuất tại Trung Quốc, ngoài thùng ghi khách hàng Tổng hành dinh quân đội Hoàng gia Nepal, nhưng phía Nepal khẳng định họ chưa bao giờ đặt hàng và sử dụng lựu đạn của Trung Quốc cả.
Vũ khí Trung Quốc làm tăng bất ổn an ninh ở Trung Phi
Theo CARG, ngoài số hàng nhập lậu, các loại vũ khí trôi nổi trên thị trường còn do cướp được từ các kho vũ khí của chính phủ. Vũ khí nhập lậu từ nước ngoài được chuyển theo lực lượng lính đánh thuê nước ngoài, qua đường biên giới bỏ ngỏ, nhất là từ quốc gia láng giềng Sudan.
Năm 2013, có hai lô hàng mới được vận chuyển qua đường hàng không từ Sudan tới Bangui. Một số trường hợp, được cho là nhập từ Trung Quốc và Iran, vận chuyển quá cảnh từ Sudan vào CH Trung Phi. Đối với Trung Quốc, điều này có thể vi phạm thỏa thuận đã ký giữa Trung Quốc và Sudan cũng như luật pháp quốc tế.
Các chuyến hàng tới Sudan đã được giao dịch trước khi có lệnh cấm của vận vũ khí của LHQ có hiệu lực với Sudan cuối năm 2013.
Liên quan về vấn đề trên, ông Lewis Mudge ở Tổ chức Giám sát quyền con người LHQ (HRW) cho rằng, súng đạn bất kể nguồn gốc nếu đến CH Trung Phi đều rơi vào tay Seleka. Nó không chỉ vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, mà còn làm cho cuộc chiến ở CH Trung Phi trở nên nghiêm trọng, làm cho quốc gia nghèo đói này chìm sâu vào khủng hoảng kể từ đầu năm 2013 khi Seleka lên nắm quyền, nhằm lật đổ chính quyền Thiên Chúa giáo do ông Francois Bozize đứng đầu.
Lực lượng chống Balaka trả đũa bằng các cuộc tấn công trả thù rộng rãi nhằm vào người Hồi giáo, khiến hàng trăm ngàn dân thường, nhất là trẻ em và phụ nữ, và nửa triệu người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.
Vài nét về CH Trung Phi
Cộng hòa Trung Phi là một quốc gia thuộc miền trung châu Phi, giáp Tchad về phía bắc, phía đông giáp Nam Sudan, phía nam giáp Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Congo, phía tây giáp Cameroon.
Đây là một quốc gia không có bờ biển, có diện tích 622.436 km2, dân số 4,616 triệu người (2013).
Bangui là thủ đô và là thành phố lớn nhất tại quốc gia này. Về chính trị, Trung Phi thực hiện đường lối đa đảng, mở cửa.
Đảng cầm quyền hiện nay là Phong trào giải phóng nhân dân Trung Phi (Đảng của Tổng thống).