Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTrung Quốc chấn chỉnh quan điểm nội bộ về Biển Đông

Trung Quốc chấn chỉnh quan điểm nội bộ về Biển Đông

Những quan điểm diều hâu
trong dư luận Trung Quốc về tình hình các biển Đông Bắc Á và Đông Nam Á
bị phê phán nội bộ khá nghiêm khắc.

Lập trường mới của Mỹ xem vấn đề Biển
Đông là “lợi ích quốc gia”, chống sử dụng vũ lực và ủng hộ giải quyết tranh
chấp bằng đàm phán đa phương, kết hợp với những cuộc tập trận ở Đông Bắc Á,
hiện diện hải quân tại Đông Nam Á đang thúc đẩy cuộc tranh luận gay gắt và gây
phân hoá trong nội bộ Trung Quốc về các vấn đề liên quan. Đã xuất hiện những ý
kiến phê phán các quan điểm hiếu chiến và dường như đã có sự “chấn chỉnh” 
các quan điểm không có lợi cho quan hệ đối ngoại và “đại cục” của Trung Quốc.

Tờ Liên hợp Buổi sáng  của Singapore
ngày 23/8/2010 đăng bài “Tại sao Biển Đông trở thành lợi ích cốt lõi của Trung
Quốc?" Giáo sư Chu Phong, thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế của trường Đại
học Bắc Kinh, cho rằng đây chưa chắc là chính sách của tầng lớp lãnh đạo cao
nhất Trung Quốc và nhiều khả năng đây là sự hiểu lầm vì các nhà lãnh đạo Trung
Quốc chưa từng nói tới vấn đề này. Ông này cho biết đã tìm thấy tài liệu về
nguồn gốc của vấn đề “lợi ích cốt lõi”: Hạ tuần tháng 5/2010, trong khuôn khổ
cuộc "Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ", đại diện phía Trung
Quốc đã nói với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về việc này tại một cuộc họp
kín. Nhưng sau đó giới truyền thông Trung Quốc không đưa tin. Theo Chu Phong,
đây là một minh chứng cho thấy việc nâng Biển Đông thành “lợi ích cốt lõi”
không đại diện cho lập trường chính thức của Trung Quốc.

Tờ báo cho rằng dù thuyết “lợi ích cốt
lõi” thường xuyên được nhắc đến trong các chủ đề liên quan tới Biển Đông, song
giới học thuật và cả các nhân vật trong chính quyền Trung Quốc vẫn tranh cãi về
vấn đề này. Qua tiếp xúc với các nhà chiến lược và quan chức ngoại giao Trung
Quốc, phóng viên tờ báo thấy có nhiều người không đồng ý với ý tưởng này. Những
người hoài nghi cho rằng Trung Quốc không muốn mở một mặt trận mới ở Biển Đông
và cũng không có ý định thay đổi sự tự do hàng hải quốc tế ở khu vực này, vậy
tại sao lại phải nâng cấp Biển Đông thành “lợi ích cốt lõi”? Hơn nữa, việc nâng
cấp Biển Đông thành “lợi ích cốt lõi” không phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc
Mỹ tiết lộ thông tin này đã biến Biển Đông thành đấu trường giữa các nước châu
Á và Trung Quốc.

Theo Giáo sư Chu Phong, người kiên
quyết phản đối việc coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, những kiểu đề cập như
vậy là không sáng suốt. Phân tích từ góc độ của Mỹ, nước này sẽ hiểu đây là tín
hiệu về phạm vi phân định quyền lực của Trung Quốc ở Đông Á, có nghĩa là việc
giải quyết tương lai Biển Đông phải hoàn toàn xử lý theo phương thức của Trung
Quốc, các nước khác không có quyền can thiệp. Quan trọng hơn, cách làm
này sẽ gây lo lắng cho các nước Đông Nam Á và kinh động Australia. Nhìn một cách tổng thể,
những thay đổi môi trường xung quanh Trung Quốc mấy tháng gần đây và hoạt động
của quân Mỹ ở Đông Bắc Á lẫn Đông Nam Á chính là những khó khăn ngoại giao mới
mà Trung Quốc trỗi dậy đang phải đối mặt, mà tương ứng với nó là sự tăng lên
không ngừng tiếng nói của giới truyền thông, Internet cũng như các tướng lĩnh
về hưu của quân đội Trung Quốc.

Theo Giáo sư Chu Phong, khi quan hệ với
Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đều nói tốt, nhưng lại quay sang Mỹ “tố” Trung
Quốc. Một phần nguyên nhân là trong khi thắt chặt quan hệ kinh tế với các nước
Đông Nam Á, Trung Quốc đã đầu tư không đủ cho việc thúc đẩy nâng cấp quan hệ
chính trị song phương và Trung Quốc lại cảm thấy lợi ích của mình ở Biển Đông bị
suy yếu, thách thức. Điều đó đòi hỏi Trung Quốc phải kiểm tra lại chính sách
Đông Nam Á và quan hệ Trung-Mỹ, Trung-Hàn cũng cần ổn định trở lại.

Giáo sư Chu Phong cho rằng vấn đề Biển Đông, sự kiện
tàu Cheonan và diễn tập quân sự Mỹ-Hàn khiến Trung Quốc chỉ trong một đêm đã
trở về với tình trạng giữa những năm 1990. Vì thế, năm 2010 là một năm vô cùng
quan trọng đối với nền ngoại giao Trung Quốc.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới