Friday, January 10, 2025
Trang chủĐiểm tinThủ tướng Abe thân thiết với Tổng thống Obama liệu Tổng thống...

Thủ tướng Abe thân thiết với Tổng thống Obama liệu Tổng thống đắc cử Trump tức giận?

Thủ tướng Abe càng thân thiết với Tổng thống Obama thì có thể sẽ khiến Tổng thống đắc cử Trump tức giận, một cựu quan chức ngoại giao Nhật gọi đây là “hành động mù quáng”.

Thủ tướng Nhật Abe (trái) và Tổng thống Obama tại Hiroshima hồi tháng 5/2016. Ảnh: VCG

Chuyến thăm lịch sử của quan hệ đồng minh

Tối 26/12 (giờ Tokyo), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đáp chuyến bay đến Hawaii để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công tại Trân Châu Cảng và sau đó có cuộc họp song phương cấp cao cuối cùng với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Giới phân tích cho hay, so với chuyến thăm lịch sử tới Hiroshima của Tổng thống Obama thì chuyến công du của Thủ tướng Abe tới Hawaii mang ý nghĩa thắng lợi hơn nhiều: Chứng tỏ động thái tiếp tục tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật.

Tờ Bloomberg (Mỹ) nhận xét, bắt đầu từ năm 2017, ông Abe sẽ phải đối mặt với loạt tình hình thế giới thiếu ổn định.

Đặc biệt, khi chính sách của Trump ở châu Á – Thái Bình Dương còn khá mơ hồ thì kế hoạch dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ để đối phó Triều Tiên và Trung Quốc của Nhật Bản sẽ gặp rủi ro rất lớn.

Ông Tobias Harris – Chuyên gia phân tích chính trị Nhật Bản thuộc Công ty tư vấn Teneo (Mỹ) nhận định: “Ít nhất khoảng nửa đầu năm 2017, chính sách đối ngoại sẽ là mục tiêu ưu tiên của Abe và việc đầu tiên ông cần làm là định vị chính xác quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật”.

Tờ Yomiuri (Nhật Bản) thể hiện hy vọng chuyến thăm Trân Châu Cảng của Shinzo Abe sẽ trở thành “cuộc viếng thăm lịch sử mang biểu tượng cho sự chín muồi của quan hệ Mỹ – Nhật”.

“Hai nước từng giao chiến đã không ngừng nỗ lực hòa giải, xây dựng quan hệ đồng minh vững chắc và mang lại hòa bình cho thế giới”, báo Nhật viết.

Rủi ro với chính sách tương lai của Trump

Báo giới Nhật cũng có ý kiến trái chiều về chuyến thăm Trân Châu Cảng của Thủ tướng Abe.

Tờ Nikkan Gendai (Nhật Bản) cho rằng, phương thức ngoại giao của ông Abe luôn rất lạ lùng, thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên khiến giới truyền thông nước này hiểu lầm, gọi ông là Thủ tướng đầu tiên đến thăm Chân Trâu Cảng. Thực chất Abe chỉ là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên đến đài tưởng niệm USS Arizona ở Trân Châu Cảng.

Một số kênh truyền thông Nhật cho hay, Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên thăm Trân Châu Cảng là ông Shigeru Yoshida (vào tháng 9/1951).

Một cựu quan chức ngoại giao Nhật Bản cho rằng “chính sách ngoại giao của Abe luôn là những hành động mù quáng”, bởi ông càng thân thiết với Tổng thống sắp mãn nhiệm Obama thì càng có “nguy cơ” làm Tổng thống đắc cử Donald Trump bất mãn.

Điều này dẫn đến việc sau khi chính thức lên nắm quyền, ông Trump có thể thể hiện thái độ cứng rắn với Nhật Bản. Thậm chí, nếu không khéo léo, ông Abe còn khiến lợi ích Tokyo bị tổn thất.

Trong quá trình tranh cử, Trump đã lên tiếng chỉ trích chuyến thăm Hiroshima của ông Obama cũng như tuyên bố sẽ ngừng bảo vệ đồng minh như Nhật và Hàn Quốc nếu các nước này không chi trả chi phí quốc phòng nhiều hơn cho Washington.

Tờ Mainichi Shimbun (Nhật Bản) bình luận, Thủ tướng Abe đưa ra hàng loạt chiến lược ngoại giao nhằm đảm bảo rằng, sau khi lên nắm quyền, ông Trump có thể “kế thừa” nhận thức về quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ vốn vững chắc trong quá khứ và vị trí lãnh đạo tại khu vực châu Á Thái Bình Dương của Mỹ.

Tuy nhiên, dù Washington khẳng định vẫn sẽ hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc nhưng quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật sẽ được vận dụng như thế nào lại rất khó nắm bắt.

Điều này khiến Tokyo cần đảm bảo sự thông suốt của liên minh và cần có sự chuẩn bị cho những “tình huống ngoài ý muốn”.

Chuyên gia Lư Hạo thuộc Viện khoa học xã hội (Trung Quốc) cho rằng, khi xử lý ngoại giao giữa các nước lớn hiện nay, Tokyo đang đối mặt với với “sự bấp bênh” hơn giai đoạn trước, đặc biệt một đồng minh có tính cách thất thường như Trump sẽ càng khiến Nhật Bản phải lưu tâm.

RELATED ARTICLES

Tin mới