Wednesday, January 15, 2025
Trang chủĐiểm tinThực lực nhân sự của ông Trump

Thực lực nhân sự của ông Trump

Tổng thống đắc cử Donald Trump là một người rất thực tế và những lựa chọn về nhân sự của ông cho thấy rõ điều này.

Tổng thống đắc cử Mỹ, Donald Trump

Có thể nhận thấy một xu hướng rõ ràng khi lựa chọn các “tổng tư lệnh ngành”của Tổng thống đắc cử Mỹ là ưu tiên chọn những tỷ phú và những nhà tài phiệt cho các vị trí dân sự và những tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm cho các vị trí quốc phòng và an ninh.

Điều này cho thấy, ông Trump đánh giá cao kết quả thực tế hơn “những hồ sơ bóng bẩy”và các quốc gia khác sẽ phải “cân nhắc nhiều hơn” khi muốn làm ăn với Mỹ, nhất là khi điều này có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của Mỹ.

Khi những tỷ phú trở thành Bộ trưởng

Ngay sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã không úp mở gì về cách thức ông lựa chọn những người sẽ có chân trong Nội các của mình. Theo đó, các vị trí dân sự sẽ được ông Trump ưu tiên dành cho các tỷ phú và các nhà tài phiệt đã ủng hộ ông trong cuộc bầu cử vừa qua.

Nội các của ông Trump, tính đến ngày 24/12 bao gồm những người sở hữu khối tài sản lên tới 30 tỷ USD. Trong đó, người giàu nhất là ông Carl Icahn  cố vấn pháp lý của ông Trump, với tài sản lên đến 16,5 tỷ USD.

Ngoài ra, còn có một số tên tuổi khác như Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos với số tài sản trị giá 5,1 tỷ USD, Bộ trưởng Thương mại Wiilbur Ross (2,5 tỷ USD), Bộ trưởng Lục quân Vicent Viola (1,77 tỷ USD).

Dù không phải tỷ phú nhưng Bộ trưởng Tài chính Steve Muchin hay Ngoại trưởng Mỹ cũng là những người rất giàu có với khối tài sản lần lượt là 655 triệu USD và 150 triệu USD cùng những mối quan hệ có tầm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Mỹ trong tương lai.

Tổng thống đắc cử Mỹ đã lên tiếng bảo vệ quyết định “lựa chọn một vài người thành công nhất trên thế giới vào Nội các của mình” như sau: “Một tờ báo từng chỉ trích tôi, tại sao tôi không chỉ định những người có xuất thân bình dân hơn. Tôi trả lời họ rằng, bởi vì tôi muốn có những người kiếm được rất nhiều tiền làm việc cho mình và bất kỳ ai muốn làm ăn với Mỹ sẽ phải thương thảo với họ”.

Như vậy, có thể thấy rằng, ông Donald Trump đã “không hề nói suông” khi cam kết sẽ vực dậy kinh tế, mang lại việc làm từ nước ngoài trở về Mỹ và không để bất kỳ đối tác thương mại nào “kiếm lợi trên lưng nước Mỹ”.

Điều này được thể hiện rõ nhất qua việc ông Trump đã dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép buộc hãng chế tạo điều hòa hàng đầu của Mỹ là Carrier dừng việc chuyển nhà máy của hãng tại bang Indianapolis sang Mexico, qua đó “cứu” được 1.400 việc làm cho người dân Mỹ.

Bàn về ảnh hưởng của ông Trump trong vụ việc này, Giáo sư tại Đại học Indiana Mohan Tatikonda cho biết: “Nếu ông Trump muốn, mỗi tuần kể từ sau khi lên nắm quyền, ông ấy có thể liên tục chỉ trích Carrier. Điều này sẽ khiến giá trị thương hiệu cũng như hình ảnh của Carrier bị ảnh hưởng. Tác động này rất khó đánh giá cụ thể nhưng thực sự không nhỏ”.

Không chỉ có Carrier, Tập đoàn Ford Motor cũng sẽ không chuyển dây chuyền sản xuất xe Lincoln của hãng từ Kentucky sang Mexico sau khi nhận được “lời đề nghị của ông Trump”.

Như vậy, có thể thấy, người lao động và các tập đoàn của Mỹ đã có thể tin tưởng vào những cam kết của Tổng thống đắc cử Mỹ dù ông chưa chính thức nhậm chức. “Lời đề nghị” của ông Trump rõ ràng là có ảnh hưởng trực tiếp đến các tập đoàn của Mỹ và họ khó có thể “ngoảnh mặt làm ngơ”.

Chọn tướng tài phá vỡ “rào cản” truyền thống

Tương tự như việc chọn các tỷ phú vào ghế Bộ trưởng cho các vị trí dân sự, Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng rất coi trọng thực lực của các tướng lĩnh và tin rằng, điều đó còn quan trọng hơn cả những vấn đề mà ông có thể phải đối mặt nếu lựa chọn họ.

Điều này được thể hiện qua việc ông Donald Trump đánh giá rất cao tướng James Mattis và chỉ định ông vào chiếc ghế Bộ trưởng Quốc phòng. Ông  Mattis, 66 tuổi, từng có hơn bốn thập kỷ phục vụ trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo quân sự có ảnh hưởng bậc nhất cùng thế hệ.

Tuy nhiên, việc bổ nhiệm ông Mattis sẽ phải chờ Quốc hội thông qua một quy chế đặc biệt vì ông Mattis vẫn còn là quan chức quân đội Mỹ vào năm 2013 tức là không đủ thời gian nghỉ hưu 7 năm theo quy định để có thể tiếp tục nắm giữ một vị trí trong Bộ Quốc phòng.

Tương tự như vậy, việc ông Trump chọn tướng John Kelly vào vị trí Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ cũng được cho là sẽ có nhiều khó khăn bất chấp việc ông Kelly là một tướng lĩnh giàu kinh nghiệm và rất được coi trọng.

Điều này là bởi, trước đó, ông Trump đã chọn nhiều tướng lĩnh khác cho các vị trí phụ trách về an ninh và quốc phòng như Trung tướng Lục quân Mike Flynn làm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ (vị trí không cần Quốc hội phê chuẩn) và từng cân nhắc dành chiếc ghế Ngoại trưởng cho tướng Lục quân David Petraeus [sau này dành cho CEO của Exxon Mobil là Rex Tillerson].

Những sự lựa chọn này của ông Trump được cho là “xé rào” bởi từ trước đến nay, những vị trí này trong Chính phủ Mỹ thường được dành cho các chính trị gia dân sự nhằm tránh việc các tướng lĩnh quân đội có thể thao túng các cơ quan này.

Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến một thực tế là nhiều chính trị gia do không kinh qua các vị trí quân sự không thể nắm rõ nội tình các cơ quan này như những “người trong cuộc”. Chính vì thế, quyết định lựa chọn người của ông Trump một lần nữa cho thấy, ông rất coi trọng những người có tài và thực lực sẵn sàng xóa bỏ những “thành trì truyền thống” nếu thấy cần thiết.

Như vậy, có thể thấy, cũng giống như trong chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Donald Trump hết sức thực tế khi lựa chọn nhân sự cho Nội các mới của ông. Đối với Tổng thống Trump, kết quả là ưu tiên hàng đầu trong việc ông quyết định chọn ai chứ không phải xuất thân, gia thế hay bất kỳ một yếu tố nào khác.

RELATED ARTICLES

Tin mới