Wednesday, January 15, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiNhật vượt mặt TQ về khí tài quân sự

Nhật vượt mặt TQ về khí tài quân sự

Theo tờ Sankei Shimbun, để đối phó với sự manh động của Trung Quốc, Nhật Bản cần sở hữu tàu sân bay và tiêm kích tàng hình F-35.

Tàu Izumo của Nhật Bản.

Sở hữu tàu sân bay

Nhận định trên được tờ Sankei Shimbun đưa ra hồi cuối tháng 12/2016, để tăng cường khả năng tấn công và củng cố phòng thủ trên không ở các đảo và vùng biển Hoa Đông có tranh chấp với Trung Quốc, Nhật Bản cần tăng cường khả năng chiến đấu đường không, đặc biệt là tàu sân bay và chiến đấu cơ F-35.

Trong khi đó, chuyên gia quân sự Mỹ Kyle Mizokami viết trên tạp chí Week có trụ sở tại New York rằng, muốn giành lợi thế trước Trung Quốc, Nhật Bản sẽ buộc phải biến Izumo thành tàu sân bay thực thụ, mang được các chiến đấu cơ.

Chuyên gia này cho rằng các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 như Chengdu J-20 và Shenyang J-31 đang là những áp lực rất lớn với Nhật Bản và những máy bay trực thăng mà Izumo mang theo sẽ chỉ thành bia bắn cho những chiến đấu cơ của Trung Quốc.

Tàu Izumo gần giống với một tàu khu trục hạm. Tuy nhiên với kích thước lớn (dài 250m và lượng giãn nước 24.000 tấn) và boong tàu phẳng để làm nơi hạ cánh cho 14 máy bay trực thăng, Izumo hoàn toàn có thể biến thành tàu sân bay bất kỳ lúc nào.

Dù Izumo không có đường băng dài hay khoang chứa máy bay, nhưng các chiến đấu cơ cất và hạ cánh thẳng đứng như F-35B và Harrier vẫn có thể hoạt động trên Izumo. Nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc vẫn coi đây là một tàu sân bay thực thụ.

Nhật Bản đã đặt mua nhiều máy bay thế hệ thứ 5 phiên bản cất cánh thẳng đứng F-35B của Mỹ. Theo tính toán của Kile Mikoyaki thì một Izumo có thể mang từ 10 – 15 chiếc F-35. So với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hiện tại, số máy bay này là đủ để tác chiến chống lại một trận đánh chớp nhoáng.

Chưa kể đến Izumo được tích hợp những công nghệ tác chiến điện tử hàng đầu thế giới, với khả năng phòng thủ, chỉ huy biên đội tàu chiến, chỉ huy tác chiến trên không trên biển rất vượt trội. So với những tàu sân bay hiện tại trên thế giới, Izumo dù nhỏ nhưng không hề kém cạnh. (Mikoyaki cho rằng không cần so sánh với Liêu Ninh).

Tuy nhiên, chuyên gia quân sự này cũng chỉ ra nhiều rào cản khiến Nhật Bản khó có thể sở hữu tàu sân bay. “Vấn đề không phải ở công nghệ, Nhật hoàn toàn có đủ khả năng để thực hiện điều đó, vấn đề ở đây là những ràng buộc pháp lý, ngoại giao, và kinh tế.” – Mikoyaki cho biết.

Đặc biệt, nếu Nhật Bản quyết định thay đổi các tàu Izumo thành một tàu sân bay chở chiến đấu cơ thực thụ, điều này cũng có thể khiến tình hình khu vực Đông Á trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, ông Mizokami cảnh báo.

Nhật Bản đã từng có một hạm đội tàu sân bay lớn nhất thế giới và thậm chí còn điều 6 tàu đến tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ vào thời Thế chiến II. Tuy nhiên, hạm đội tàu này đã bị phá huỷ và Nhật Bản cũng hứa sẽ không bao giờ phát triển các loại vụ khí tấn công sau khi kết thúc Thế chiến II.

Theo hiến pháp Nhật Bản hiện nay, Tokyo không được sở hữu các tàu sân bay và thành lập các lực lượng tấn công đổ bộ để tấn công vào các quốc gia khác. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể thay đổi khi chính phủ nước này đang muốn sửa đổi quy định hiến pháp và tàu Izumo thứ 2 hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng.

“Tuy nhiên, nếu cần thiết, nội các của ông Shinzo Abe sẽ sẵn sàng sửa đổi Hiến pháp, chúng ta đã thấy nhà lãnh đạo này thực hiện thành công điều này nhiều lần trong năm 2014” – Mikoyaki nhận định.

Lợi thế của Nhật Bản

Nếu Nhật Bản biến Izumo thành tàu sân bay thực thụ thì cùng với F-35, cặp đôi này sẽ mang lại thế mạnh mà hầu như không có chiếc tàu sân bay nào trên thế giới sở hữu.

Tàu sân bay Izumo có thể mang theo khoảng 15 chiếc F-35B, mang được nhiều nhất 48 tên lửa không đối hạm NSM (Naval Strike Missile) do Na Uy sản xuất, mặc dù những máy bay tàng hình này chỉ có thể thực hiện tấn công trong bán kính 800km, nhưng khi kết hợp với tên lửa không đối hạm NSM có tầm phóng 140km thì phạm vi tác chiến chống tàu mặt nước của F-35B có thể đạt tới 940km.

Ngoài ra, tàu sân bay trực thăng Izumo còn mang theo 50 tên lửa Harpoon hoặc Type 90, như vậy phạm vi chống tàu mặt nước cao hơn gấp gần 5 lần so với tàu khu trục Shirane và là niềm mơ ước đối tàu Liêu Ninh của Trung Quốc.

Hiện nay, Nhật Bản đã đưa vào sử dụng 3 tàu đổ bộ lớp Osumi có thể chuyên chở 900 binh lính, 6 tàu đổ bộ, 30 xe tăng. Tuy nhiên khả năng đổ quân lên bờ của nó hạn chế cả về số lượng lẫn tốc độ, đồng thời hỏa lực chi viện đổ bộ cũng yếu, đặc biệt là chiều sâu đổ bộ hạn chế, không đáp ứng được tiêu cầu tác chiến đổ bộ hiện đại.

Tàu sân bay Izumo có thể mang theo 500 binh lính và nhiều máy bay trực thăng hoặc các máy bay cánh quạt nghiêng, trên boong tàu có thể cất cánh cùng lúc 5 máy bay trực thăng hoặc máy bay vận tải cánh quạt nghiêng, phiên bản hải quân đánh bộ MV-22 Osprey.

Với 2 tàu sân bay lớp Izumo, có thể nhanh chóng dùng trực thăng hoặc MV-22 Osprey bốc thẳng 1000 binh lính tới khu vực giao tranh, căn cứ vào tình hình có thể đổ bộ hoặc tăng cường phòng ngự hoặc tái chiếm đảo. Sau khi đưa 2 tàu sân bay Izumo vào biên chế, khả năng tác chiến đổ bộ và chi viện từ xa của Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản sẽ được tăng cường gấp bội.

Sau khi các tàu sân bay trực thăng lớp này được đưa vào tác chiến, nó không chỉ làm phát sinh biến đổi về lượng trong năng lực tác chiến tổng hợp của biên đội tàu hộ vệ mà còn tạo ra sự nhảy vọt về chất trong năng lực tác chiến tổng hợp của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản, biến lực lượng này trở lên đáng gờm nhất châu Á.

Đây là lần đầu tiên năng lực kiểm soát trên biển của lực lượng này vượt ra ngoài phạm vi yểm hộ của một biên đội, nâng cao khả năng phong tỏa hiệu quả đối với các eo biển, luồng đường và vị trí trọng điểm trong chuỗi đảo thứ nhất, có đầy đủ các năng lực tác chiến đổ bộ như đổ quân tầm xa và đổ bộ lập thể

Việc Nhật Bản phát triển các tàu sân bay theo mô hình tàu đổ bộ tấn công Mỹ sẽ biến lực lượng tự vệ trên biển với chức năng chuyên phòng thủ chuyển mình thành một lực lượng tấn công trên biển hùng mạnh, vượt trên lực lượng hải quân tầm xa của Trung Quốc, có khả năng răn đe lớn nhất ở khu vực Đông Á và thế giới.

RELATED ARTICLES

Tin mới