Friday, November 22, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTrung Quốc tung bạc tỷ vào Cam Bốt để đánh bật Hoa...

Trung Quốc tung bạc tỷ vào Cam Bốt để đánh bật Hoa Kỳ (và Việt Nam)

Trong những năm gần đây, nhờ hàng tỷ đô la đổ vào Cam
Bốt một cách dễ dãi, Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng so với Mỹ và Việt Nam.
Trong bài viết « Trung Quốc thu lợi bạc tỷ tại Cam Bốt » (China’s billions reap rewards in Cambodia) trên tờ Washington
Post ngày 20/11, nhà báo John Pomfret đã điểm lại cách thức mà Bắc Kinh đã sử
dụng tại Cam Bốt để giành lại uy thế mà họ đã
có vào thời Khmer đỏ.

Phia dưới một con đường mòn
bẩn thỉu màu đỏ máu nằm sâu trong rừng rậm miền Tây Nam Cam Bốt, tiếng gầm rú
bắt đầu. Quẹo qua một khúc quanh, ta thấy ngay căn nguyên – hàng chục chiếc xe
đổ đất, xe máy xúc và xe đào đất đang phát quang khu rừng. Bên trên một cái hố
lớn, một lá cờ bay phấp phới trong cơn gió nhẹ mang bụi và nóng. Đó là cờ của
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tại khu vực nằm sâu trong dãy
núi Cardamom, nơi mà lực lượng Cộng Sản Khmer đỏ do Trung Quốc ủng hộ đã thiết
lập căn cứ cuối cùng của họ vào cuối thập niên 1970, Trung Quốc đang khẳng định
quyền của họ như một đế chế đang hồi sinh ở Châu Á. Thay vì xuất khẩu cách mạng
và nạn máu đổ qua các láng giềng, Trung Quốc giờ đây gởi tiền và người của họ
đến nơi.

Tại khu vực đập thủy điện náo
nhiệt này dọc theo biên giới Cam Bốt – Thái Lan, tại Miến Điện, Lào và ngay cả
tại Việt Nam, Trung Quốc đang ồ ạt đẩy mạnh việc mở rộng ảnh hưởng kinh tế và
chính trị của họ trong vùng Đông Nam Á. Bằng cách tung vốn đầu tư và viện trợ
kèm theo sức ép chính trị, Trung Quốc đang thay đổi diện mạo mảng lãnh thổ mênh
mông dọc theo biên giới phía Nam của họ. Hãy gọi điều này là Học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc.

Bị nhiều chính quyền Mỹ liên
tiếp lơ là, sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vùng đang gióng lên tiếng chuông
báo động tại Washington, vốn đang tích cực chiêu dụ nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Chính quyền của Tổng Thống Obama đã nuôi dưỡng các mối quan hệ chặt chẽ hơn với
kẻ cựu thù là Việt Nam. Họ cũng nỗ lực mở cửa với Miến Điện, mà theo các quan
chức Mỹ nó đang có nguy cơ trở thành nước chư hầu của Trung Quốc. Mỹ cũng đang
cải thiện quan hệ với Lào, quốc gia mà phân nửa phía Bắc đã bị doanh nghiệp
Trung Quốc thống trị. Trong bài diễn văn về chính sách Châu Á của Mỹ đọc ngày
28/10/2010 trước khi lên đường công du các nước Châu Á lần thứ 6 trong vòng hai
năm, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã dùng thuật ngữ quân sự “Ngoại giao
triển khai – tiến công” để chỉ đến các cố gắng của Mỹ.

Trong chuyến viếng thăm Phnom
Penh gần đây, lần đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ kể từ năm 2002, khi nói
chuyện với sinh viên Cam Bốt và được hỏi về quan hệ của Cam Bốt với Bắc Kinh,
bà Clinton đã nói rằng: « Các bạn không muốn đất nước mình bị lệ thuộc quá
nhiều vào bất kỳ một nước duy nhất nào ».

Thế nhưng Trung Quốc vẫn gia tăng uy lực

Trung Quốc đã hoàn tất một
thỏa thuận thương mại với toàn thể 10 quốc gia Đông Nam Á, trong khi một hiệp
định tương tự của Mỹ chỉ mới trong giai đoạn sơ khai. Mỹ đang củng cố quan hệ
với đồng minh Thái Lan của mình, bất chấp các bất ổn chính trị mới đây tại đấy.

Tại Cam Bốt, các công ty
Trung Quốc đã biến các khu vực họ được nhượng quyền khai thác mỏ và nông nghiệp
tại tỉnh Mondulkiri ở vùng Đông Bắc Cam Bốt thành những nơi mà cảnh sát Cam Bốt
không còn quyền lai vãng. Nhân viên canh gác tại cổng ra vào của hai trong số
các khu vực khai thác này – một mỏ vàng và đồn điền trồng đay – đã xua đuổi mọi
khách vãng lai trừ phi họ có thể trả tiền mãi lộ. Theo lời kể của một số người
đã tham dự hội nghị về thực thi luật pháp vào đầu năm nay thì Bộ trưởng Nội vụ
Cam Bốt, ông Sar Kheng, đã phải nhận xét chua cay : « Đó không khác gì một quốc
gia trong một quốc gia. »

Các hãng phát triển bất động
sản của Trung Quốc đã đổ xô đến Cam Bốt với tất cả tham vọng, sự xấc xược và ồn
ào y như thái độ của các công ty trái cây và chế tạo vỏ xe của Mỹ tại Châu Mỹ
La tinh hay Châu Phi trong các thập niên trước đây. Một công ty, Liên hiệp Phát
triển thuộc thành phố Thiên Tân ở mạn Bắc Trung Quốc, đã chiếm được quyền khai
thác trong vòng 99 năm một khu bất động sản rộng 120 dặm vuông – gấp hai lần
kích thước thủ đô Washington – ngay mặt tiền bãi biển bên vịnh Thái Lan. Tại
đó, các toán công nhân Trung Quốc đang làm đường và chuẩn bị các dự án xây
khách sạn, biệt thự và sân golf. Tiền đầu tư ước lượng là 3,8 tỷ đô la. Đối
tượng khách hàng là ai ? Là những kẻ mới giàu lên đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải
và Quảng Châu.

Tháng 10 vừa rồi, Trung Quốc
cam kết ủng hộ công trình xây dựng tuyến đường sắt trị giá 600 triệu đô la giữa
Phnom Penh và Việt Nam. Tuyến đường này sẽ giúp cho Trung Quốc tiến được một
bước quan trọng trong việc hòa nhập toàn bộ Đông Nam Á, kể cả Singapore ở xa
tận phía Nam, vào mạng lưới xe lửa của họ.

Trên khắp Cam Bốt, hàng chục
công ty quốc doanh Trung Quốc đang xây dựng 8 đập thủy điện, bao gồm đập thủy
điện khổng lồ với công suất 246 megawatt trên sông Tatay ở Koh Kong. Tổng số
chi phí cho các con đập này sẽ vượt mức 1 tỷ đô la. Theo ông Cheam Yeap, Ủy viên
Trung ương Đảng Nhân Dân Cam Bốt đang cầm quyền, tổng cộng Cam Bốt đang nợ
Trung Quốc 4 tỷ đô la.

« Khả năng (Trung Quốc) chiếm
quyền kiểm soát là điều không thể tránh khỏi ». Lak Chee Meng, thông tín viên
kỳ cựu của báo Sin Chew Daily tại Phnom
Penh đã nhận định như vậy. Sin Chew Daily là một trong
4 nhật báo Hoa Ngữ tại Cam Bốt, phục vụ cho 300.000 độc giả người Khmer gốc Hoa
và thêm khoảng 250.000 người nhập cư đến từ Trung Quốc bao gồm di dân và các
nhà kinh doanh. « Cam Bốt ngả vào Trung Quốc với vòng tay mở rộng. Đó là cách
thức trước đây Mỹ dùng để giành quyền kiểm soát các láng giềng. Địa lý chính
trị là như vậy ».

Tiền Trung Quốc đổ vào Cam
Bốt đã biến thành uy lực chính trị

Câu hỏi muôn thuở về sự trổi
dậy của Trung Quốc là khi nào Bắc Kinh sẽ có thể biến tiền bạc của họ thành
quyền lực. Tại Cam Bốt, điều đó đã thành hiện thực.

Chính quyền Cam Bốt đã tránh
né chỉ trích Bắc Kinh trên vấn đề đập thủy điện mà họ xây dựng trên sông Mekong
khúc chảy qua Trung Quốc, những công trình mà giới chuyên gia tiên đoán sẽ tác
hại đến đời sống của hàng triệu người dân Cam Bốt sinh sống với nghề đánh bắt
cá trên Biển Hồ.

Cam Bốt cũng tuân thủ chính
sách “Một Trung Hoa” một cách nghiêm ngặt đến mức từ chối cả yêu cầu của Đài
Loan xin mở một văn phòng kinh tế, bất kể hàng triệu đô la đầu tư Đài Loan tại
Cam Bốt.

Uy lực của Trung Quốc được
phô bày vào tháng 12/2009 khi các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đối đầu trực
tiếp với nhau về số phận của 20 người Duy Ngô Nhĩ đã bỏ chạy khỏi Trung Quốc
đến Cam Bốt xin tỵ nạn chính trị. Trung Quốc nói một số trong nhóm 20 người này
đang bị truy nã vì đã tham gia cuộc bạo động chống lại người Hán tại Tân Cương
vào tháng 7/2009. Phía Mỹ thì nói không được gởi trả họ về Trung Quốc.

Trung Quốc đe dọa hủy bỏ
chuyến đi thăm Cam Bốt của Phó chủ Tịch Tập Cận Bình, nhân vật sẽ tới Phnom
Penh với các hợp đồng và tín dụng trị giá 1,2 tỷ đô la. Thế là Cam Bốt liền
giao trả người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc. Hai hôm sau, Tập Cận Bình, nhân vật
sẽ lãnh đạo Trung Quốc sắp tới đây, đã đến Phnom Penh.

Vào tháng 4 năm nay (2010),
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo trừng phạt Cam Bốt, bằng cách hủy bỏ chuyến tàu chở
200 xe vận tải quân sự và loại xe rờ moọc trong số thiết bị quân sự thặng dư dự
trù viện trợ cho Phnom Penh. Chưa đầy 3 tuần sau, Bắc Kinh tặng cho Cam Bốt 257
xe vận tải quân sự.

Cam Bốt về hùa với Trung Quốc trên hồ sơ
Biển Đông

Cam Bốt cũng đi theo sự chỉ
đạo của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, một vùng biển rộng 1 triệu dặm vuông
mà Bắc Kinh khẳng định thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Vào tháng 7, Ngoại trưởng
Clinton phát biểu tại Hà Nội, đã bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc trên vùng biển
khơi thuộc Biển Đông và bênh vực cho một sự tiếp cận đa phương, nhằm chia sẻ
quyền đánh cá cũng như các tài nguyên dầu khí được cho là hiện nằm dưới đáy
biển. Trung Quốc phản đối các cuộc thảo luận đa phương, họ chủ trương chia để
trị thông qua các cuộc đàm phán song phương. Qua tháng 10, Thủ tướng Hun Sen
ủng hộ đề nghị của Trung Quốc.

Cuộc đọ sức tay đôi Mỹ –
Trung đã tiếp diễn tục vào đầu tháng 11. Một ngày sau khi bà Clinton
rời khỏi Cam Bốt, Ngô Bang Quốc, một trong những quan chức cao cấp của Đảng
Cộng Sản Trung Quốc đến Phnom Penh.
Trong chuyến viếng thăm, bà Clinton cho biết có thể xóa bỏ một phần trong món
nợ 445 triệu đô la mà Cam Bốt còn thiếu Mỹ. Ông Ngô Bang Quốc thẳng thắn hơn,
xóa bỏ ngay 4,5 triệu đô la tiền nợ của Cam Bốt. Các viên chức Trung Quốc còn
xem xét việc xóa thêm nợ 200 triệu đô la khác mà Cam Bốt đã vay mượn.

Việt Nam
vẫn còn là cản lực của Trung Quốc tại Cam Bốt

Con đường đưa Trung Quốc lên
thống trị Cam Bốt không phải không gặp chướng ngại. Việt Nam, nước từng lật đổ
chế độ Khmer Đỏ vào năm 1979 và đưa ông Hun Sen lên nắm quyền, đã tỉnh giấc
trước mối đe dọa của ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và đã chỉ đạo cho
các công ty quốc doanh Việt Nam đổ tiền vào Xứ Chùa Tháp. Từ 28 triệu đô la năm
2008, mức đầu tư của Việt nam vọt lên 268 triệu năm 2009 và đến 1,2 tỷ đô la
trong năm nay, theo số liệu thống kê của chính quyền Cam Bốt.

Quân đội Việt Nam đang điều
hành công ty viễn thông số 2 – sắp tới đây sẽ trở thành số 1- của Cam Bốt. Đa
số giới chức chính quyền Cam Bốt sử dụng dịch vụ của công ty Việt Nam vì được
tặng thẻ sim với thời lượng gọi miễn phí.

Nhưng Trung Quốc đã nhanh
chóng phản công chống Việt Nam.
Vào tháng 11, Trung Quốc và Cam Bốt ký kết một thỏa thuận tín dụng 591 triệu đô
la, trị giá lớn chưa từng thấy tại Cam Bốt – mà ngân hàng Trung Quốc Bank of
China dành cho các công ty viễn thông chủ yếu khác của Cam Bốt. Trong thỏa
thuận này có 500 triệu đô la dùng để mua trang bị từ tập đoàn viễn thông khổng
lồ Huawei của Trung Quốc.

Ngay cả lãnh đạo Cam Bốt Hun
Sen, thỉnh thoảng cũng bị bực mình vì Bắc Kinh. Tháng 12/2009, công nhân Trung
Quốc hoàn thành một trụ sở chính quyền đồ sộ trị giá 30 triệu đô la, nơi dự trù
làm Phủ thủ tướng cho ông Hun Sen. Nhưng ông Hun Sen không thích nơi này, ông
than phiền về những cái cầu tiêu kiểu ngồi xổm và « ngay cả những chùm đèn treo
thích hợp cũng không có », theo lời kể của một nhà ngoại giao Phương Tây. Cũng
có mối lo ngại Trung Quốc khi xây đã gắn thiết bị nghe trộm trong dinh thự này,
vì thế ông Hun Sen cho xây một trụ sở khác bên cạnh và cả hai đã được khánh
thành vào tháng 10.

Ảnh hưởng bắt nguồn từ lịch sử

Trung Quốc đã áp đặt quyền
lực của Thiên triều trên Cam Bốt trong nhiều thế kỷ. Cách đây 800 năm, quân đội
Trung Hoa đã từng cứu giúp các vua chúa Khmer, hình các chiến binh Trung Hoa
thân thiện được chạm khắc trên các bức tường đền Bayon nổi tiếng gần Angkor
Wat. Trong thập niên 1950-1960, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bảo bọc Quốc vương
Sihanouk, rồi giúp đỡ cho Khmer Đỏ về kinh tế, an ninh và tư tưởng trong suốt
thời gian cai trị đẫm máu từ 1975 đến 1979. Ông Sihanouk, năm nay đã 88 tuổi và
là Vua Cha, đang cư ngụ tại Bắc Kinh.

Hoắc Triệu Quốc (Huo
Zhaoguo), một người Trung Quốc quản trị dự án đồ sộ dọc duyên hải Cam Bốt của
công ty Liên hiệp Phát triển, là điển hình của người Trung Quốc mới đến Cam
Bốt. Trong thập niên 1980, tại Lan Châu miền Tây Bắc Trung Quốc, ông đã giàu
lên nhờ bán đậu, nhưng sau đó đã bị lỡ vận. Ông đến Cam Bốt trong thập niên
1990 khi truy đuổi một nhà phân phối người Việt đã thiếu tiền ông. Sau đó ông
trở về Lan Châu không một đồng xu dính túi và không thể ở lại đấy. Ông nói: «
Tôi từng là người giàu có ở đây, do đó mà mọi người đều chế nhạo tôi. Một con
người luôn cần đến sự tự trọng ».

Ông Hoắc Triệu Quốc trở lại
Cam Bốt và mở một quầy bán mì. Sau đó ông tiến tới lập một tiệm mì và gặp được
ông chủ của công ty Liên hiệp Phát triển khi ông này ghé tiệm mì tìm kiếm món
ăn miền Bắc Trung Quốc. Ông chủ này đã cho ông Hoắc Triệu Quốc cơ hội làm việc
tại Liên hiệp Phát triển, và bây giờ ông có trách nhiệm giám sát việc xây dựng
đường sá. Theo ông, sở dĩ công ty Liên hiệp Phát triển giành được khoảng đất
này, đó là nhờ tiền bạc và quan hệ.

Đối với ông : « Cam Bốt còn
quá nghèo và nạn tham nhũng cũng giống như ở Trung Quốc. Nếu anh có quyền thế ở
đây, anh sẽ có một tương lai vĩ đại ".

Với một vẻ tự cao mang tính chất thực dân thường thấy
nơi nhiều người Hoa tại Cam Bốt, ông nói : « Người Cam Bốt chẳng hề thấy là họ
bị buộc phải thành đạt. Thậm chí họ còn lấy ngày nghỉ cuối tuần nữa. Chúng tôi
thì không như vậy. Chúng tôi làm việc.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới