Tuesday, January 7, 2025
Trang chủĐàm luậnCó hay không một cuộc chiến “cả hai cùng chết”?

Có hay không một cuộc chiến “cả hai cùng chết”?

Cụm tàu sân bay USS Carl Vinson đang trên đường tới bờ Tây Thái Bình Dương để tăng cường chi viện cho cụm tàu sân bay USS Ronald Reagen đóng tại căn cứ ở Nhật Bản. Đó là tin từ Hãng thông tấn Mỹ AP ngày 17/1. Phía Trung Quốc cho đây là dấu hiệu chính quyền Donald Trump sẽ gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông.

Vào ngày 20/1 Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức thì cụm tàu sân bay USS Carl Vinson sẽ hiện diện ở châu Á.

Trước thông tin khiến Bắc Kinh không mấy vui vẻ này, nhiều học giả, tướng lĩnh Trung Quốc đều dự báo: nếu nổ ra chiến tranh thì cả hai cùng chết. Nói cách khác, đây là một cuộc chiến không có kẻ thắng, người bại mà trật tự thế giới sẽ đảo lộn, thậm chí bị hủy diệt!

Sang đầu thế kỷ XXI Trung Quốc luôn tuyên bố không sợ Mỹ, dù trong bất kỳ tình huống nào. Sẽ chẳng ai mảy may hồ nghi nếu như Trung Quốc là Liên Xô trước đây hay là Nga ngày nay. Bởi lẽ, nếu như Nga-Mỹ xảy ra chiến tranh toàn diện thì với số lượng đầu đạn hạt nhân, với bộ 3 đòn tấn công hạt nhân thì chúng đủ khả năng hủy diệt 5 lần thế giới này. Nhưng tiếc rằng, Trung Quốc không phải là Nga. Vậy nên, liệu có tình cảnh “cả hai cùng chết” khi xảy ra xung đột Trung-Mỹ trên biển Đông như các học giả Trung Quốc lo ngại?

Trung Quốc là quốc gia có vũ khí hạt nhân đã rất lâu. Vậy mà cách đây hơn 20 năm, năm 1996, trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan, Trung Quốc định ăn tươi nuốt sống Đài Loan thì Mỹ lập tức điều 2 cụm tàu sân bay tới. Và con hổ bành trướng buộc phải xuống thang.

Tại sao chủ quyền “lợi ích cốt lõi” bị xâm hại, bị Mỹ can thiệp nhưng Trung Quốc không một phen “cùng chết” với Mỹ? Còn Mỹ lại thách thức “cả hai cùng chết” chỉ vì muốn bảo vệ Đài Loan? Cú điện thoại phá lệ của Ông D. Trump với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn khác nào một lời tuyên chiến.

Rõ ràng, không chỉ là vũ khí thông thường, ngay cả vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, cũng không đủ sức răn đe Mỹ. Cũng như Triều Tiên, chỉ có thể răn đe được Hàn Quốc chứ với Mỹ thì không thể. Đây là sự thật trần trụi mà không có một câu từ ngoại giao nào có thể che lấp.

Vậy, hiện nay, trên biển Đông, liệu có tình thế “cả hai cùng chết” nếu như Trung Quốc-Mỹ xảy ra chiến tranh?Và việccụm tàu sân bay USS Carl Vinson đang trên đường tới bờ Tây Thái Bình Dương nói lên điều gì?

Chủ động ngăn chặn, Trung Quốc đã xây dựng chiến lược A2/AD, trong đó át chủ bài là tên lửa FD-26, 31… được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”.Tên lửa này như Trung Quốc tuyên bố sẽ đẩy tàu sân bay Mỹ phải hoạt động ngoài tầm bắn của nó.Hạm đội tàu sân bay Mỹ muốn an toàn hãy tránh xa khu vực biển Đông!

Nhưng Mỹ đâu có ngán. Sự xuất hiện của cụm tàu sân bay USS Carl Vinson theo các chuyên gia bình luận quân sự nước ngoài là để “dằn mặt” Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc chiến Trung Quốc-Mỹ nếu xảy ra, mà Trung Quốc vơ vào rằng “cả hai cùng chết” nhưng Mỹ thì không cho là vậy. Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ chết chứ Mỹ thì…không thể chết. Mỹ ngông nghênh như vậy, vì hai lý do:

Thứ nhất, cuộc chiến tranh “cả hai cùng chết” chỉ có thể ám chỉ đó là cuộc chiến tranh hạt nhân. Theo The Guardian, Trung Quốc có chừng khoảng 260 đầu đạn hạt nhân trong khi Nga, Mỹ có tới xấp xỉ 7.000. Khác với Trung Quốc, Mỹ tuyên bố có quyền sử dụng đòn tấn công hạt nhân phủ đầu và Mỹ đã triển khai kế hoạch đòn tấn công phủ đầu vào kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, khiến Trung Quốc không có khả năng trả đũa.

Hệ thống THAAD tại Đông Bắc Á là nhằm chống lại Trung Quốc, nhưng không phải để đối phó với đòn tấn công phủ đầu của nước này mà chỉ có tác dụng phá hủy những tên lửa sống sót “bay lạc” của Trung Quốc nếu có sau khi đã bị đòn phủ đầu dữ dội của Mỹ’.

Trong khi đó, bộ ba đòn tấn công hạt nhân của Trung Quốc còn chưa hoàn thiện. Mỹ đánh giá rằng: Lực lượng máy bay ném bom tầm trung đã lỗi thời và dễ bị tấn công. Kho vũ khí hạt nhân liên lục địa của Trung Quốc có 18 ICBM, do chúng sử dụng nhiên liệu lỏng nên phải mất 2 giờ mới đưa tên lửa vào trực chiến.

Thêm nữa, Trung Quốc không có hệ thống cảnh báo, đánh chặn, đòn tấn công tên lửa từ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) và hàng trăm tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân tàng hình của Mỹ.

Mỹ chỉ ngán nhất là SSBN của Trung Quốc. Nếu SSBN của Trung Quốc từ căn cứ Du Lâm đi ra Thái Bình Dương như đi qua chỗ không người thì là một đòn răn đe hạt nhân lớn cho Mỹ.

Tuy nhiên, SSBN của Trung Quốc quá ồn ào và dễ dàng bị định vị bởi SSBN của Mỹ, và sẽ không bao giờ đến được với các vị trí cần thiết ở Thái Bình Dương để giúp họ tấn công tới lục địa Mỹ. Đó là lý do vì sao Trung-Mỹ đụng nhau quyết liệt trên Biển Đông.

Thứ hai, sức răn đe của chiến lược A2/AD và khả năng đáp trả bằng chiến thuật tác chiến không-biển của Mỹ. Bản chất của chiến lược A2/AD là tấn công để phòng thủ, vì thế nếu có lực lượng nào mà hệ thống không tấn công được thì phòng thủ có vấn đề.

Chẳng hạn, Trung Quốc có thể dùng tên lửa…để đẩy tàu sân bay, tàu chiến Mỹ ra khỏi khu vực mà tên lửa Tomahawk với tới lục địa. Nhưng nếu không phát hiện được các loại tàu ngầm Mỹ lọt sâu vào tuyến phòng thủ thì coi như A2/AD bị phá vỡ.

Vì vậy, chống ngầm là nhiệm vụ sống còn của A2/AD, nhưng Trung Quốc lại đang rất yếu kém so với Mỹ. Và Mỹ sẽ sử dụng lực lượng tàu ngầm hiện đại của mình để phá vỡ A2/AD trước khi hạm đội tàu sân bay xuất hiện khống chế vùng trời.

Chuyên gia quân sự Nga đã đánh giá rằng, để tiêu diệt một hạm đội tàu sân bay Mỹ, PLAN phải mất 40% lực lượng. Chưa ai chứng minh đánh giá này đúng hay sai cũng như chưa ai chứng minh “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc như tuyên truyền. Nhưng hạm đội tàu sân bay Mỹ xuất hiện tuần tra tại Biển Đông là sự thật. Và chúng xuất hiện vào đúng lúc nhà tỉ phú lên nắm quyền Tổng thống?

Ai dám bảo rằng ông D. Trump chỉ biết kiếm tiền?

Ai dám bảo rằng Bắc Kinh giờ đây chỉ việc rung đùi với hạt nhân, tên lửa, tàu sân bay của mình? Vỏ quýt Bắc Kinh đang bị cái móng tay của Lầu Năm Góc chọc vào.

RELATED ARTICLES

Tin mới