Wednesday, January 1, 2025
Trang chủĐiểm tinĐiểm yếu của lập luận Mỹ có thể phong tỏa TQ

Điểm yếu của lập luận Mỹ có thể phong tỏa TQ

Thành lập một liên minh hay phong tỏa các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông đều chứa đựng những điểm yếu không thể khắc phục.

Những công trình phi pháp của Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa – Việt Nam)

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trái phép xây dựng đảo nhân tạo phi pháp và quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo này trên Biển Đông. Các hoạt động của Trung Quốc trên vùng biển này cũng khiến cho nhiều nước trong khu vực và thế giới quan ngại.

Trong bối cảnh trên, tác giả Ryan Kort – Trưởng bộ phận Chiến lược thuộc lực lượng Mỹ phụ trách Nam Âu và châu Phi đóng tại Vicenza (Ý) cho rằng, Mỹ có một số lựa chọn hành động nhất định tại Biển Đông để sự bành trướng của Trung Quốc.

Lựa chọn đầu tiên mà vị chuyên gia đề cập đến đó là tận dụng các nỗ lực ngoại giao để ngăn chặn Trung Quốc thông qua việc thiết lập một tổ chức an ninh tập thể, tương tự như Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đã ngừng hoạt động.

Tổ chức này sẽ tạo lập khả năng răn đe nhằm mục đích ngăn chặn sự phiêu lưu của Trung Quốc và thay đổi các tính toán chiến lược của Bắc Kinh trong việc xây dựng đảo (trái phép) trong tương lai.

Theo ông Ryan Kort, thông qua lựa chọn này Mỹ có thể kiểm tra sự trỗi dậy của một đối thủ cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể đạt được sự hợp tác an ninh và quan hệ kinh tế với các nước trong tổ chức an ninh tập thể này.

Tuy nhiên, phương án thành lập một tổ chức an ninh tập thể mà ông Kort đưa ra trong bối cảnh hiện tại là không khả quan. Hầu hết các quốc gia có chung vùng Biển Đông nhiều khả năng sẽ không gia nhập liên minh do Mỹ thành lập.

Ngay cả Philippines – một đồng minh lâu năm của Mỹ cũng là một ẩn số khi mà Tổng thống Duterte vốn là một người vô cùng thực dụng trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Có một thực tế không thể phủ nhận, Philippines đã không còn một mực theo Mỹ như trước. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Trung Quốc còn hứa hẹn, thậm chí đáp ứng cho Manila rất nhiều quyền lợi cả về kinh tế lẫn quân sự.

Những quốc gia còn lại, phần vì không đủ tiềm lực quốc phòng, phần vì có quá nhiều lợi ích liên quan đến Trung Quốc nên không thể gia nhập liên minh do Mỹ cầm đầu tại Biển Đông. Những nước này lo ngại về việc ngăn chặn công khai và trả đũa theo nhiều cách từ phía Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến họ.

Đây cũng là vấn đề khiến ngay trong những nước thành viên của ASEAN cũng chưa tìm được tiếng nói chung.

Trước đó, ngày 14/6/2016, trong hội nghị với người đồng cấp Trung Quốc diễn ra ở thành phố Côn Minh, các ngoại trưởng ASEAN đã ra một văn kiện mà phía Malaysia gọi là ”tuyên bố chung” bày tỏ ”quan ngại sâu sắc” về căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, Ban Thư ký ASEAN đã quyết định rút lại tuyên bố này mà không đưa ra lời giải thích nào.

Trong khi Malaysia nói rằng văn kiện được rút lại để “chỉnh sửa khẩn cấp”, Indonesia lại nói rằng đã có sự “nhầm lẫn” và văn bản này không phải là tuyên bố chung của ASEAN sau hội nghị. Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta sau đó cũng nói rằng không có tuyên bố chính thức được đưa ra sau cuộc họp.

Lựa chọn thứ hai mà ông Ryan Kort đưa ra là sử dụng một ý tưởng đa lĩnh vực. Mỹ và các nước đồng minh sẽ tạo dựng thách thức chống tiếp cận đối với Trung Quốc dọc theo chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai để loại bỏ những lợi thế chiến đấu và chiến thuật của các căn cứ của Trung Quốc trong khu vực. 

Lợi ích mà Mỹ có thể đạt được sẽ là ngăn chặn được xung đột thông qua việc đưa các tài sản của Trung Quốc vào vòng nguy hiểm, cả trên Biển Đông và trên phần lớn diện tích biển của Trung Quốc.

Thế nhưng, lựa chọn này được coi là bước phiêu lưu quân sự quá mạo hiểm mà cả Mỹ lẫn những quốc gia nằm trong kế hoạch phong tỏa đảo nhân tạo của Trung Quốc đều không thể tiến hành.

Một khi Mỹ thiết lập biện pháp răn đe chống tiếp cận đối với các căn cứ của Trung Quốc thì chắc chắn sẽ dẫn tới đụng độ. Về điều này, cả Mỹ và Trung Quốc đều không mong muốn nó sẽ xảy ra.

Hai phương án mà vị chuyên gia quân sự Mỹ đưa ra nhằm ngăn chặn Trung Quốc tại Biển Đông đều chứa đựng những điểm yếu không thể khắc phục. Hay nói cách khác, những lựa chọn này chỉ mang tính tham khảo.

RELATED ARTICLES

Tin mới