Thursday, January 9, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiThủ tướng Hun Sen quyết không trả nợ Mỹ nửa tỷ USD

Thủ tướng Hun Sen quyết không trả nợ Mỹ nửa tỷ USD

Campuchia nhắc lại tội ác chiến tranh Mỹ, kiên quyết không trả khoản nợ 500 triệu USD từ yêu cầu Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Hun Sen kiên quyết không trả món nợ chiến tranh cho Mỹ.

Trang Common Dream của Mỹ hôm 12/3  đã dẫn lời Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố sẽ không trả lại khoản nợ từ thời chiến tranh và do chế độ cũ ở Campuchia vay mượn Mỹ.

Phát biểu tại một Hội nghị đầu tháng 3, Thủ tướng Hun Sen khẳng định: “(Mỹ) đã dội bom trên đầu chúng tôi và sau đó họ yêu cầu chúng tôi phải trả nợ. Khi không trả nợ, họ nói với (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) IMF không cho chúng tôi mượn tiền”.

Ông khẳng định, Hoa Kỳ không có quyền yêu cầu Campuchia trả lại khoản nợ “nhuốm máu” của mình.

Trước đó, Thủ tướng Campuchia cũng nhiều lần gọi khoản nợ của Campuchia với Mỹ là một món “tiền bẩn” mà được dùng để mua vũ khí.

“Chúng tôi cũng không yêu cầu người Mỹ trả tiền cho những thiệt hại tàn phá mà họ gây ra thời chiến. Chúng tôi chỉ muốn Mỹ phải tự chịu trách nhiệm cho các vấn đề của họ”, ông Hun Sen nói.
 
“Khoản nợ chiến tranh” được nhắc tới có trị giá 500 triệu USD từ thời Chiến tranh chống Mỹ, hay theo cách gọi phương Tây là chiến tranh Đông Dương lần 2 (1954-1975).

Khoản vay trị giá 274 triệu USD được Washington giải ngân hồi những năm 1970 với mục tiêu chủ yếu là để mua lương thực cho người Campuchia.

Số nợ nói trên được Bộ Nông nghiệp Mỹ giải ngân trong khoảng thời gian từ 1972 -1974, nhằm giúp chính quyền Campuchia khi đó mua bông, gạo và bột mỳ của Mỹ.

Tuy nhiên, cũng trong thời điểm đó Mỹ rải xuống Campuchia tới 500.000 tấn bom và gây ra một thảm họa nhân đạo, mở đường cho sự trỗi dậy của Khmer Đỏ.

Thủ tướng Hun Sen đầu năm vừa rồi nhắc lại yêu cầu của mình một lần nữa khi ông cho rằng nước ông sẽ không trả lại khoản nợ mà người Mỹ đã gây ra tội  ác đối với người dân nước ông  trong những cuộc ném bom vào đất nước Campuchia trong chiến tranh. Tuy nhiên Tổng thống Mỹ Donald Trump không chấp nhận yêu cầu này.

Đại sứ Mỹ tại Campuchia William Heidt trong một bài phỏng vấn trên Cambodia Daily cũng cho rằng chính phủ của ông Trump không nên thu hồi “món nợ” 50 tuổi này.

Trong khi đó, ông Kevin có một lý do khác để chỉ trích quyết định của Tổng thống Donald Trump vì thời điểm nhạy cảm hiện nay.

“Thời điểm này không phù hợp để chính quyền Mỹ thu hồi bất kỳ loại nợ nào từ Campuchia. Hành động này là không khôn ngoan trong ngoại giao với bối cảnh Campuchia đang xích lại gần Trung Quốc hơn trong những năm gần đây”, ông Kevin cho biết.

Dẫu vậy, trong buổi tiếp chuyện với báo chí đầu tháng 2 vừa qua, Đại sứ Mỹ William Heidt tại Campuchia khẳng định, Mỹ không bao giờ tính chuyện thương thảo hay hủy món nợ nhưng Mỹ sẵn sàng tìm một thỏa thuận có lợi cho cả hai bên.

Đại sứ William Heidt cảnh báo, nếu không trả nợ Mỹ và các chủ nợ khác, Campuchia sẽ khó có mối quan hệ hữu hảo với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hoặc có thêm cơ hội vay tiền từ các tổ chức tín dụng quốc tế.

“Đây là điều đáng tiếc, Campuchia không nên là quốc gia nợ nần vì nước này đang đón nhận nguồn đầu tư nước ngoài dồi dào và nguồn thu của Chính phủ nhanh chóng nảy nở”, vị Đại sứ khẳng định.

Nữ nhà báo người Mỹ Elizabeth Becker, người từng có mặt tại chiến tranh Đông Dương trong những năm ác liệt cho hay, Chính phủ Mỹ chưa bao giờ nhận trách nhiệm trước những tổn thất to lớn mà họ gây ra đối với người dân ở khu vực Đông Dương như: Việt Nam, Lào và Campuchia.

“Việc tiếp tục đòi nợ thời Lol Nol là hành động phi luân thường đạo lý. Chưa kể, chính Mỹ mới là nước nợ các nước Đông Dương nhiều đến mức không thể tính được bằng tiền” – nhà báo Becker bức xúc nói.

Bà Elizabeth Becker dẫn chứng số liệu: Chỉ trong vòng 8 năm từ 1965, Mỹ đã rải 2,75 triệu tấn bom xuống hơn 113.000 điểm tại Campuchia..

Cựu Đại sứ Úc tại  Campuchia Tony Kevin cũng bày tỏ quan điểm về khoản nợ này: “Mỹ đã từng được đưa vũ khí đến Lon Nol, ném bom vào các vùng nông thôn Campuchia và tạo ra hàng triệu người tị nạn chạy trốn vào Thủ đô Phnom Penh, phá hủy tất cả hệ thống chính trị và đời sống dân sự trong nước”.

“Mỹ đã tạo ra một ‘sa mạc’ ở Campuchia và người Mỹ biết điều này”, ông Kevin chỉ trích chính sách của Mỹ hồi thập niên 70 đã phá hủy đất nước Campuchia trong nhiều năm tiếp theo.

Cựu Đại sứ Úc cho biết thật khó tưởng tượng rằng chính phủ Mỹ lại có thể đòi một khoản nợ 50 năm tuổi và có quá nhiều tranh cãi như vậy.

RELATED ARTICLES

Tin mới