Wednesday, November 20, 2024
Trang chủĐiểm tinCấm đồng minh, Mỹ lén lút làm ăn kiếm lời với Nga?

Cấm đồng minh, Mỹ lén lút làm ăn kiếm lời với Nga?

Mỹ lại tiếp tục “lách” các biện pháp trừng phạt Nga do chính mình ban hành đề mua súng trường Kalashnikov của Nga.

Mỹ mua khoảng hơn 50 trực thăng Mi-17 cho không quân Afghanistan.

Mỹ lại lách luật, mua AK của Nga cho Quân đội Afghanistan

Các quan chức Nga vừa cho biết, mặc dù chính mình là người ban hành các biên pháp trừng phạt Nga sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, dẫn đến việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và nội chiến bùng lên ở Donbass, nhưng Mỹ đã né tránh các biện pháp trừng phạt để kiếm lợi cho mình.

Khi tới xâm chiếm và sau đó gần như rút khỏi và bỏ rơi Afghanistan, Washington đã nhiều lần tuyên bố sẽ cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho chính quyền địa phương, để làm sống lại nền kinh tế, giải quyết các vấn đề an ninh và duy trì tính quốc gia của nước này.

Nhưng với sự phục hồi kinh tế đã xảy ra điều khá phức tạp. Số tiền phân bổ từ ngân sách của Mỹ đã bị phung phí vào các dự án không thực tế, vô cùng tốn kém và tầm thường, cũng như phục vụ cho các vị quan chức nên nó chẳng tạo ra hiệu quả gì.

Do đó, Afghanistan lại một lần nữa quay về Nga tìm sự giúp đỡ để khôi phục đất nước. Kabul đã đề nghị Nga đầu tư vào 124 chủ thể kinh tế để góp phần hỗ trợ duy trì nền kinh tế nước này, truyền thông cho biết vào hôm 14/3, tham chiếu nguồn tin từ Đại sứ quán Afghanistan.

Về vấn đề an ninh, Mỹ có vẻ đã thành công hơn nhưng họ cũng chỉ dừng lại ở mức xây dựng một vài nhà tù mới và bắt đầu trang bị cho quân đội Afghanistan, nhưng không quan tâm nhiều lắm đến việc đào tạo nhân sự.

Hoa Kỳ lựa chọn Kalashnikovs của Nga vì lý do hiển nhiên là giá rẻ hơn, và có thể sử dụng trong bất cứ môi trường nào, đáng tin cậy hơn nhiều so với súng quân dụng của Mỹ. Hơn nữa các cơ quan thực thi pháp luật địa phương đã quen sử dụng súng Nga.

Vấn đề khó khăn là tập đoàn “Kalashnikov” nằm trong danh sách các công ty của Nga bị Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt. Nếu là nước khác thì chắc đã “bó tay chịu trói” nhưng với Mỹ thì không có gì là không thể.

Thực tế cho thấy, nguyên tắc mà Mỹ để ra là hiện tượng hoàn toàn tương đối. Nếu có mong muốn mạnh mẽ, “bàn tay ảo thuật” và lợi ích kinh tế, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng có thể bị bỏ qua. Và câu chuyện với Kalashnikovs cũng không hề là ngoại lệ.

Người đứng đầu công ty nhà nước “Rostec” của Nga là ông Sergei Chemezov đã cho biết rằng, Hoa Kỳ “vui lòng” mua súng trường huyền thoại Kalashnikov của Nga phục vụ cho nhu cầu của lực lượng vũ trang Afghanistan, thông qua con đường là nước thứ ba, kể cả các nước châu Âu.

Mỹ chỉ cấm đồng minh, còn mình thì… tùy thích?

Thực tế cho thấy, “nguyên tắc” của Mỹ chỉ là một khái niệm mang tính tương đối. Với mong muốn mạnh mẽ và lợi ích kinh tế to lớn, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng có thể bị bỏ qua, và câu chuyện vừa qua với Kalashnikovs của Nga cũng không phải là cá biệt.

Trong tháng 12 năm ngoái, Washington dễ dàng khắc phục các biện pháp trừng phạt chống Công ty xuất nhập khẩu vũ khí quốc doanh “Rosoboronexport” của Nga để thu lợi cho mình.

Khi đó, người Mỹ rất cần cảm biến quang-điện của Nga để chụp ảnh từ trên không. Thiết bị này thành công đến nỗi các nguyên tắc chính trị ngay lập tức bị rút xuống hàng thứ hai và thậm chí thứ ba, khiến Lầu Năm Góc trao tiền cho Nga để mua hàng.

Một năm trước đó, Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với hợp đồng bảo trì máy bay trực thăng Mi-17 của Nga cho Afghanistan, nguyên nhân chính là do các phi công nước này chỉ muốn bay trên trực thăng Nga.

Còn hơn thế nữa, Bộ quốc phòng Mỹ vẫn đều đều trả tiền trực tiếp cho Nga để mua các động cơ đẩy RD-180, lắp đặt trên các tên lửa đẩy vệ tinh quân sự, gián điệp, tình báo của Mỹ, còn NASA vẫn chi hàng tỷ USD để mua chỗ ngồi trên các tàu vũ trụ của Nga lên các trạm quỹ đạo.

Ngoài ra, khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt chống Moscow, các nhà sản xuất Mỹ bị cấm không được cung cấp thiết bị cho ngành dầu khí của Nga, các công ty Mỹ đã nhanh chóng lập các công ty con ở các nước thứ ba và tiếp tục kinh doanh một cách thành công.

Việc Hoa Kỳ tìm cách né tránh lệnh trừng phạt do chính mình ban hành, trong khi vẫn cấm các đồng minh được tiến hành các giao dịch kinh tế, quân sự với Nga đã nói lên sự “linh hoạt” tuyệt vời và cảm giác “trách nhiệm” chưa từng có của các nhà chức trách Mỹ.

Việc Mỹ răn đe các đồng minh không được quan hệ với Nga, trong khi bản thân mình thì lén lút (thậm chí là công khai một cách “đầy miễn cưỡng” thực hiện những giao dịch kinh tế hay các thương vụ mua bán trang bị, vũ khí) cũng tố cáo cái “tiêu chuẩn kép” lẫy lừng của Mỹ.

Các quan chức Nga chê những lệnh trừng phạt của Mỹ không những không mang lại kết quả, mà chính nó còn gây ra phiền phức cho các công ty nước này, bởi họ phải tốn thêm kha khá tiền để tìm cách “lách luật”.

RELATED ARTICLES

Tin mới