Friday, December 27, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiNATO kết nạp Montenegro: Tự đặt bom trong lòng?

NATO kết nạp Montenegro: Tự đặt bom trong lòng?

Ông Marko Milacic – nhà hoạt động chính trị nổi tiếng cho rằng, việc NATO kết nạp Montenegro dường như chỉ để gây phiền nhiễu cho Moscow.

Bất chấp tất cả để dằn mặt Nga

Theo Sputnik, các tiêu chí để gia nhập NATO có vẻ luôn nghiêm ngặt: bao gồm cả yêu cầu về nhân quyền, cải cách cấu trúc an ninh,  không được có tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.

Nhưng đôi khi, nếu người ta rất cần, thì tất cả những tiêu chí này có thể bị xếp lại trong quên lãng, và đó là ví dụ rõ ràng với trường hợp Montenegro (Chernogorya),

Ngày 5/6, Montenegro sẽ chính thức trở thành thành viên của NATO. Trong khi đó, ở nước này vẫn tiếp tục diễn ra những cuộc biểu tình chống đối. Những cải cách tại đây chỉ mang tính trang trí, phe đối lập không tham gia công việc của Quốc hội, và cho đến nay vẫn không tiến hành được việc phân định biên giới với nước Cộng hòa tự xưng Kosovo.

Ngoài ra, Montenegro sẽ gia nhập NATO mà không qua trưng cầu dân ý, hoạt động mà trong đó người dân có thể bày tỏ quan điểm về bước đi quan trọng như vậy của một quốc gia. 

Vẫn không rõ tại sao NATO lại cần đến đất nước nhỏ bé này, bởi vì xét từ góc độ quân sự thì thành viên mới này không giúp NATO gia tăng sức mạnh.

Có nhiều ý kiến cho rằng, Nga đang ghen tức với NATO vì dường như Moscow khá quan tâm đến việc sử dụng hải cảng Montenegro. Thế nhưng không ai có thể đưa ra được bắng chứng, lập luận chứng minh điều này.

Thực sự là Nga không cần đến hải cảng của Montenegro, bởi biển Adriatic có một điểm “thắt cổ chai” có ý nghĩa quân sự  là eo biển Otranto thì đang do Albania và Italia – các thành viên NATO che chắn.   

Ông Marko Milacic nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, một trong những lãnh đạo của phong trào “Cuộc kháng cự vô vọng” khi trao đổi với phóng viên Sputnik cho rằng, việc NATO kết nạp Montenegro dường như chỉ để gây phiền nhiễu cho Moscow.

Ý thức giáo điều nói chung luôn là đặc trưng của giới lãnh đạo ở Podgoric, bây giờ họ lại hăng hái vinh danh NATO.

“Chính quyền Montenegro bắt giữ cả những người có tiềm năng phản đối để không ai có thể ngăn cản quá trình gia nhập NATO.  Họ bắt người với những nguyên cớ tầm thường nhất…

Khi các thành viên trong phong trào của chúng tôi biểu lộ sự bất tuân bằng cách đốt lá cờ NATO, thì chính quyền làm rùm beng như thể chúng tôi nã “Tomahawk” vào tận trụ sở NATO ở Brussels”, ông Marko Milacic chia sẻ.

Montenegro sẽ ra khỏi NATO ngay khi có cơ hội

Ông Milacic tin tưởng rằng, Montenegro sẽ là nước đầu tiên ra khỏi NATO sau khi có sự thay đổi chính quyền trong nước.

“Khi người ta nói đến việc Montenegro gia nhập NATO thì cần phải nhấn mạnh rằng, quyết định đó không phải do nhân dân thông qua, mà là theo ý đồ của chính quyền đương thời.

Người dân chống lại việc gia nhập NATO thể hiện rõ thông qua những cuộc thăm dò ý kiến xã hội. Quy trình liên quan đến thỏa thuận với NATO đã diễn ra mà không hề có phần tham dự của các công dân và không có ý kiến của phe đối lập.

Truyền thống yêu tự do đã xuất hiện ở Montenegro từ rất lâu trước khi những ”đối tượng” này lên nắm quyền. Vì vậy, chúng tôi sẽ sống sót qua thời NATO và những ”đối tượng” trên cuối cùng sẽ hoặc phải vào tù hoặc đào tẩu đi đâu đó.

Nhưng có một điều chắc chắn rằng, họ sẽ không chạy đến Moscow, và cũng chẳng nước nào trong thành viên NATO sẽ chứa chấp họ”, Marko Milacic nhấn mạnh.

NATO ket nap Montenegro: Tu dat bom trong long?
Montenegro sẽ ra khỏi NATO ngay khi có cơ hội

Trưởng nhóm nghiên cứu các nước vùng Balkan tại Viện nghiên cứu chiến lược Nga, ông Nikita Bondarev cũng khẳng định rằng, việc Montenegro được gia nhập NATO hay không chẳng ảnh hưởng tới an ninh của Nga bởi sự cách xa về địa lý.

Vấn đề ở chỗ giới lãnh đạo Montenegro muốn gia nhập vào liên minh theo cách NATO lôi kéo chứ không xuất phát từ nhu cầu thực sự cần thiết trong đảm bảo an ninh của người dân nước này.

“Vấn đề của Montenegro là người dân không muốn gia nhập liên minh. Nước này hứng những trận bom của NATO vào năm 1999 nên người dân không muốn vào NATO, trong khi các nhà lãnh đạo thì có ý định đó” – ông Nikita Bondarev nhận định.

Theo ông Bondarev, các đảng đối lập Montenegro muốn một cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề này trong khi các lãnh đạo thì dứt khoát phản đối.

”Trong tình hình này, Nga muốn ý kiến của người dân Montenegro được lắng nghe và việc gia nhập liên minh phải dân chủ và minh bạch, phải tổ chức trưng cầu ý dân”, ông Bondarev nói. Khi đó, NATO rõ ràng là sẽ chẳng có được cơ hội nào dù là mỏng manh nhất.

RELATED ARTICLES

Tin mới