Wednesday, October 9, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiChuyên gia Nga: Loại bỏ yếu tố phương Tây để tới Việt...

Chuyên gia Nga: Loại bỏ yếu tố phương Tây để tới Việt Nam

Giáo sư Nga cho rằng, để sống trong trừng phạt của Mỹ và Châu Âu, Moscow phải tìm đến các thị trường Đông Nam Á như Việt Nam.

Nga hướng tới Việt Nam để khắc phục đòn cấm vận kinh tế.

Sputnik mới đây dẫn cuộc phỏng vấn của Tạp chí Realist với Giáo sư Vladimir Kolotov – nhà khoa học chính trị Nga Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, Đại học Tổng hợp quốc gia Saint Petersburg cho rằng, Nga cần đa dạng hóa các thị trường hướng tới Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Theo đó, vị chuyên gia cho rằng, sẽ là một bước đi đúng hướng nếu Nga muốn thúc đẩy sản phẩm của Nga tới các nước năng động ở Đông Nam Á.

“Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á Âu và Việt Nam đã có hiệu lực từ ngày 5/10/2016. Thời điểm này là quá sớm để đánh giá  kết quả khi các bên đang phối hợp và phê duyệt những thủ tục, nhưng, đây là một bước đi đúng hướng!

 Đông Nam Á hiện là một khu vực đang phát triển rất năng động. Trong khuôn khổ Chiến lược hướng Đông, Liên bang Nga nên đa dạng hóa thương mại để giảm sự phụ thuộc vào thị trường phương Tây” – vị chuyên gia Nga nhận định. 

Ngoài ra, Giáo sư Vladimir Kolotov cho rằng, Việt Nam là một đối tác thương mại khá mạnh nhưng Nga chưa hoạt động hiệu quả theo hướng này.

Trong liên minh thuế quan Cộng đồng Kinh tế Á Âu (EAEC), Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 2 sau Liên bang Nga. GDP của Việt Nam là lớn hơn so với Kazakhstan, Belarus và tất cả các thành viên khác của EAEC. Do vậy, trong khuôn khổ chiến lược hướng Đông, vị chuyên gia Nga cho rằng, Moscow nên hướng đến Việt Nam để đa dạng hóa thị trường và giảm sự phụ thuộc vào phương Tây.

Vị chuyên gia dẫn các bằng chứng cho thấy Việt Nam đã “sống sót” qua trừng phạt của Mỹ và kết quả hiện nay cho thấy Nga cần phải cải thiện nhiều việc để tiến gần hơn nữa tới Việt Nam.

“Chúng ta cần phải tích cực phát triển quan hệ với Việt Nam và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á để không phụ thuộc vào phương Tây và để giảm tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Về mặt này nên nghiên cứu những kinh nghiệm của Việt Nam.

 Năm 1975, sau khi thất bại trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã áp dụng lệnh cấm vận thương mại đối với toàn bộ Việt Nam. Washington buộc phải dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại trong năm 1994 vì nó là vô nghĩa. Nhờ chính sách tích cực và có hiệu quả trong lĩnh vực hội nhập khu vực, Việt Nam đã làm vô hiệu hóa đòn trừng phạt của Mỹ. Hà Nội không thực hiện bất kỳ một sự nhượng bộ và không hy sinh lợi ích quốc gia để lấy dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Mỹ” – nhà khoa học Nga nhấn mạnh.

Hiện nay, các chỉ số kinh tế cơ bản cho thấy, chưa có dấu hiệu nào về việc Moscow hướng mục tiêu vào Việt Nam.

“Kim ngạch thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là cao hơn 66 tỷ USD/năm, với Hoa Kỳ – khoảng 50 tỷ USD/ năm, và với Liên bang Nga chỉ khoảng 4 tỷ USD/năm. Nói cách khác, về kim ngạch thương mại với Việt Nam, chúng ta thua kém Trung Quốc và Hoa Kỳ đến hơn 10 lần. Chúng ta chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam và chưa thể cạnh tranh thành công với Bắc Kinh và Washington.

Với Trung Quốc, Việt Nam có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, với Hoa Kỳ có quan điểm chính trị khác nhau…  Với Nga không có trở ngại chính trị, nhưng, không hiểu tại sao, quan hệ thương mại với Việt Nam vẫn không phát triển” – ông Vladimir Kolotov phân tích.

Vị chuyên gia Nga kết luận: “Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đang hoạt động hiệu quả ở Việt Nam và họ đang làm điều đó trong khi vẫn duy trì những mâu thuẫn địa chính trị gay gắt trong lĩnh vực an ninh và tranh chấp lãnh thổ. Nga không có những vấn đề như vậy trong quan hệ với Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, nhưng, đáng tiếc, dù có những điều kiện thuận lợi nhất, nhưng chúng ta vẫn chưa thể hoạt động một cách hiệu quả”.

Trừng phạt từ phương Tây càng khiến Nga trụ vững

Ngày  14/6, Thượng viện Mỹ nhất trí áp đặt một loạt đòn cấm vận mới nhằm vào Nga vì cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Về tác động đối của các lệnh trừng phạt với kinh tế Nga, trong buổi giao lưu trực tuyến với người dân hôm 15/6, Tổng thống Putin thừa nhận, các lệnh trừng phạt gây tổn hại đến kinh tế Nga nhưng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực cho cả những nước đang áp đặt lệnh trừng phạt. Viện dẫn con số thống kê của Liên Hợp quốc, ông Putin cho biết, Nga mất 55 tỷ USD do cấm vận nhưng các bên áp cấm vận thiệt hại tới hơn 100 tỷ USD.

Trong lần trả lời trực tuyến người dân Nga, Tổng thống Putin nhấn mạnh, khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt mới, ‘Chính phủ Nga sẽ điều chỉnh lại chính sách và có các biện pháp tương tự’.

“Điều đó sẽ làm cho mối quan hệ Nga – Mỹ ngày càng khó khăn. Tôi tin là nó sẽ bị tổn hại’, Tổng thống Nga nói.

Andrey Movchan, Giám đốc Chương trình Chính sách Kinh tế tại trung tâm Carnegie Moscow phân tích các biện pháp trừng phạt từ phương Tây sẽ không mang lại hiệu quả khi rõ ràng họ đã không ngăn được Nga trở thành một siêu cường toàn cầu trong vài năm qua.

Chuyên gia này chỉ ra rằng, trước sức ép nặng nề như vậy, Nga vẫn đảm bảo nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào cùng các giao dịch thương mại nước ngoài một cách thông suốt.

Từ năm 2015 – 2016, sản lượng dầu khí của Nga đã tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia vùng Vịnh nào, thậm chí là với Mỹ. Bất chấp các lệnh cấm, Moscow vẫn xuất khẩu 14 tỷ USD vũ khí mỗi năm, trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới