Saturday, November 16, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMỹ chỉ thẳng TQ chất núi nợ lên Pakistan

Mỹ chỉ thẳng TQ chất núi nợ lên Pakistan

Giới phân tích Mỹ chỉ ra hàng loạt bất cập của dự án CPEC cũng như ý đồ đằng sau của Trung Quốc đối với Pakistan.

Trung Quốc hào phóng

Theo trang foreignpolicy.com của Mỹ, dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), kết nối Pakistan với khu vực Tân Cương phía Tây Trung Quốc thông qua phát triển nhiều công trình hạ tầng giao thông và năng lượng mới, là một phần trong Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, một kế hoạch địa chính trị lớn.

Tuy nhiên, trang mạng này cho rằng dự án của Trung Quốc ngày càng mơ hồ dù tham vọng là kết nối Âu Á mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tìm cách xúc tiến mạnh mẽ.

Theo các quan chức Pakistan và Trung Quốc, CPEC sẽ giúp Pakistan giải quyết vấn đề sản xuất điện, tăng cường mạng lưới đường sắt và đường bộ, và củng cố kinh tế thông qua xây dựng các đặc khu kinh tế.

Nhưng foreignpolicy.com nhận định những lợi ích này nhiều khả năng không thành hiện thực.

Dự án đang ngày càng có xu hướng khiến Pakistan phải gánh chịu khoản nợ vô ích, trong khi ngày càng phơi bày các kẽ hở về an ninh trong nước.

Pakistan và Trung Quốc thường nói tới “tình hữu nghị thắm thiết”, song sự thực là mối quan hệ này luôn gây sự hoài nghi.

Theo báo Mỹ, Trung Quốc quan hệ với Pakistan như với một nước “chư hầu”, hỗ trợ quân sự, bảo vệ về ngoại giao và chính trị tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cung cấp các khoản vay hào phóng nhằm chống lại ảnh hưởng của Mỹ và các liên minh phương Tây.

Trung Quốc cũng tìm cách khiến Pakistan to tiếng với Ấn Độ, nhưng chưa tới mức gây chiến bởi điều đó sẽ phơi bày những hạn chế trong sự hỗ trợ của Trung Quốc.

Mặc dù Pakistan ca ngợi sự hỗ trợ của Trung Quốc khi Pakistan có chiến tranh với Ấn Độ vào những năm 1965, 1971 và 1999, song thực chất Trung Quốc hầu như không làm gì để giúp đỡ.

Ví dụ như trong cuộc chiến năm 1971, khi Ấn Độ can thiệp vào cuộc nội chiến của Pakistan, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã yêu cầu Trung Quốc đưa quân tới dọc biên giới phía Đông với Ấn Độ nhằm đe dọa Ấn Độ và ngăn chặn sự thất bại của Pakistan.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối thực hiện yêu cầu đó.

Kết cục là phần Đông Pakistan trở thành nước Bangladesh độc lập năm 1971.

Đồng tình với Pakistan, Trung Quốc đã từ chối công nhận Bangladesh cho tới tận tháng 8/1975, thậm chí dù Pakistan đã làm điều đó vào tháng 2/1974.

CPEC đối mặt với nhiều thách thức

Bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ của Trung Quốc và Pakistan, có nhiều lý do để nghi ngờ về những hứa hẹn của CPEC. Dọc theo tuyến hành lang này vẫn thường xảy ra bạo lực.

Đầu phía Bắc của CPEC là đường quốc lộ Karakoram chạy xuyên qua rặng Karakoram để nối Kashgar ở Tân Cương – nơi có người thiểu số Hồi giáo Uighur – với tỉnh Gilgit-Baltistan – nơi cộng đồng người Hồi giáo Shi’ite chiếm đa số đang nằm dưới chính quyền Pakistan do người Sunni áp đảo, đồng thời cũng là một phần thuộc khu vực đang tranh chấp Jammu-Kashmir.

My chi thang Trung Quoc chat nui no len Pakistan
Một binh sĩ Pakistan đứng gác tại cảng Gwadar

Đặc điểm địa lý và khí hậu cũng gây hạn chế cho CPEC. Tuyến đường Karakoma hẹp chạy qua địa hình núi non hiểm yếu không thể đảm bảo được lưu lượng giao thông lớn, còn mở rộng nó sẽ không dễ dàng gì.

Người dân ở Gilgit-Baltistan lo ngại những tổn hại về mặt môi trường phải đánh đổi cho một chút lợi ích mà họ sẽ được hưởng.

Ở phía Nam, điểm kết của CPEC là cảng Gwadar thuộc tỉnh Balochistan của Pakistan, nơi người dân đang phản đối mạnh mẽ kế hoạch này bởi nó sẽ làm thay đổi cơ bản nhân khẩu học của vùng này.

Trước khi kế hoạch được mở rộng tới Gwadar, dân số khu vực này là 70.000 người. Khi dự án hoàn thành, dân số sẽ lên tới gần 2 triệu người mà đa phần không phải dân Baloch. Nhiều người Baloch nghèo đã bị di dời khỏi khu vực này.

Kể từ khi khởi công xây dựng đã xảy ra vô số vụ tấn công nhằm vào những công nhân Trung Quốc và những người khác.

Bên cạnh đó, cạnh tranh kinh tế cũng là một vấn đề khó. Để CPEC cạnh tranh hơn so với Hành lang Bắc-Nam nối với cảng Chabahar của Iran, Gwadar cần phải là một tuyến đường an toàn và ngắn hơn nối Biển Arab với Trung Á.

Vì thế, Gwadar phải nối với các đường tới Đường Vành đai Afghan ở tỉnh Kandahar của Afghanistan, nơi thường có các vụ tấn công của lực lượng Taliban Afghanistan. Hay một tuyến đường khác nối Gwadar chạy qua hoặc sát Khu vực Bộ tộc của Pakistan, nơi là trung tâm của nổi dậy và khủng bố Hồi giáo ở Pakistan.

Mưu đồ của Trung Quốc

Tất cả những vấn đề đó đặt ra các câu hỏi về tính hữu ích thực sự của dự án này. Nếu CPEC không phải là một tuyến đường khả thi để phục vụ thương mại thì mục đích của nó là gì?

foreignpolicy.com cho rằng CPEC thực chất là tuyến đường tiếp tế phụ trợ cho Trung Quốc nếu nước này bị cấm vận do xung đột quân sự. Cũng có khả năng là nếu cảng Gwadar không có ý nghĩa về mặt kinh tế thì mục đích thực sự là để tạo ra một tiền đồn hải quân của Trung Quốc.

Bao My: Trung Quoc chat nui no len Pakistan
Tàu hải quân Trung Quốc thường xuyên cập các cảng ở miền Nam Pakistan

Giới phân tích Ấn Độ cũng đi đến kết luận tương tự. Thời gian qua đã xuất hiện thông tin cho thấy Trung Quốc có thể “triển khai lực lượng hải quân và bố trí các đơn vị hải quân mới ở Gwadar”.

Pakistan đang đối mặt với nạn thiếu điện. Tuy nhiên, vấn đề không phải là thiếu nguồn cung mà là sự phức tạp của “nợ quay vòng” liên quan tới những hóa đơn chưa trả chất chồng của ngành điện, nạn ăn cắp điện và hệ thống truyền tải điện không phù hợp.

Đồng thời, người Pakistan đã biết được rằng mô hình phát triển hiện nay của Trung Quốc không ích lợi cho nền kinh tế của họ. Trung Quốc thích sử dụng các công ty và lao động của mình hơn là thuê nhân công địa phương.

Người dân Pakistan cũng không có cách nào để biết họ phải trả giá thế nào cho CPEC. Cả chính phủ cũng không rõ những dự án nào nằm trong kế hoạch này. Trung Quốc đặt giá, hợp đồng với các công ty Trung Quốc, và chất gánh nặng vay vốn lên Pakistan.

Bao My: Trung Quoc chat nui no len Pakistan
Trung Quốc “trói” Pakistan bằng các khoản nợ thông qua CPEC

Ngân hàng Trung ương Pakistan đã nhiều lần kêu gọi minh bạch hơn, song vô ích. Theo tờ nhật báo The Dawn của Pakistan, “Islamabad vẫn chưa xác định được chi phí và lợi ích dự kiến, thể hiện bằng tiền, của dự án khổng lồ này”. Đó là chưa tính tới các vấn đề khác như xung đột văn hóa và tôn giáo giữa người Trung Quốc và người Pakistan dù hai chính phủ đã có những xúc tiến quan hệ công chúng để giảm nhẹ chúng.

Đáng chú ý, tờ The Dawn tuyên bố đã tiếp cận được cái cho là “bản kế hoạch tổng thể” CPEC do Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ủy ban Cải cách Phát triển Quốc gia của Trung Quốc soạn thảo.

Theo đó, CPEC thực chất là về nông nghiệp, một vấn đề chưa hề được đề cập trước đây trong các thông tin tuyên truyền về dự án này.

Nằm trong kế hoạch tổng thể, hàng nghìn mẫu đất nông nghiệp sẽ được cho Trung Quốc thuê cho “các dự án trưng bày” về các loại giống mới phát triển và công nghệ thủy lợi. Các công ty của Trung Quốc sẽ là người hưởng lợi từ các sáng kiến này.

foreignpolicy.com cho rằng Pakistan nên lo về cách thức CPEC đang được thực hiện. Dù nó mới chỉ được thực hiện một phần, song Pakistan sẽ mắc nợ Trung Quốc hơn bao giờ hết.

Vì “mang ơn” Trung Quốc, Pakistan có thể làm xấu đi mối quan hệ vốn đã khủng hoảng với Ấn Độ, vốn đang ngày càng cảnh giác theo dõi CPEC.

Ở phía Bắc, CPEC tiếp tục giúp Pakistan và Trung Quốc nắm giữ phần lãnh thổ mà Ấn Độ đang đòi chủ quyền.

Ở phía Nam, tàu hải quân Trung Quốc có thể neo đậu ở cảng nước sâu Gwadar, đe dọa New Delhi ở Biển Arab.

RELATED ARTICLES

Tin mới