Sau khi binh lính Trung Quốc và Ấn Độ xung đột ở biên giới, Đại sứ Trung Quốc thông báo sự giận dữ của Bắc Kinh về chủ quyền.
Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Luo Zhaohui mới đây tuyên bố thẳng thắn trước báo chí rằng, người dân Trung Quốc đang giận dữ trước việc quân đội Ấn Độ can thiệp vào chủ quyền của họ.
Phát biểu với hãng tin PTI của Ấn Độ hôm 5/7, Đại sứ Luo nói rằng lần đối đầu này bùng phát sau khi quân đội Ấn Độ vượt sang khu vực.
Dù tuyên bố cần giải quyết mâu thuẫn bằng ngoại giao, vị Đại sứ Trung Quốc cũng nhắc lại phản ứng từ phía Ấn Độ trong việc tuyên bố đã “sẵn sàng cho chiến tranh”.
“Họ muốn gửi thông điệp gì đến Trung Quốc vậy?” – bản tin trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc đăng lời của ông Luo.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nhấn mạnh, muốn giải quyết mâu thuẫn của hai nước trong những năm gần đây thì điều kiện tiên quyết là phải “rút quân sớm nhất có thể” khỏi khu vực tranh chấp cao nguyên Himalaya.
Ông Cảnh Sảng cho rằng, việc “rút quân sớm nhất có thể” sẽ thể hiện được sự chân thành của Ấn Độ trong việc giải quyết mâu thuẫn trước khi bước vào cuộc đàm phán nếu có.
Ông Cảnh Sảng đưa ra tuyên bố trên sau những lời đe dọa suốt nhiều tuần từ cả New Delhi và Bắc Kinh, khi giới chức hai bên đề cập tới khả năng đụng độ, thậm chí đẫm máu hơn cuộc chiến tranh năm 1962 vốn đã làm hàng nghìn người thiệt mạng.
Sau khi quan chức Trung Quốc nói rằng Ấn Độ nên rút ra “bài học lịch sử” từ thất bại đáng xấu hổ trong chiến tranh năm 1962, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley đáp trả rằng “Ấn Độ năm 2017 khác với Ấn Độ năm 1962”, ngụ ý nói về sức mạnh quân sự của Ấn Độ nay đã lớn hơn.
Xe tăng của Bắc Kinh chạy ở Tây Tạng. |
Truyền thông Ấn Độ thông tin, mỗi bên đang có khoảng 3.000 binh lính giáp mặt nhau trên vùng cao nguyên xa xôi nơi giáp nhau giữa Tây Tạng, bang Sikkim của Ấn Độ và Bhutan.
Này 26/6, một vụ xô xát lớn giữa binh sĩ của cả 2 bên ở khu vực biên giới và lời tố đã xâm phạm lãnh thổ của nhau.
Theo Sputnik, binh lính Trung Quốc bị tố đã tiến vào khu vực Sikkim của Ấn Độ, xô đẩy binh sỹ Ấn Độ đang bảo vệ biên giới Ấn-Trung và phá hủy hai boongke của Ấn Độ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khi đó cáo buộc các binh sĩ Ấn Độ đã cản trở hoạt động bình thường của các lực lượng Trung Quốc ở khu vực biên giới và kêu gọi Ấn Độ ngay lập tức rút quân.
Theo ông này, khi phía Trung Quốc đang tiến hành thi công một tuyến đường tại khu vực phía Nam Tây Tạng thì bị quân đội Ấn Độ vượt biên giới ngăn chặn.
Phía Ấn Độ thì cho rằng, Trung Quốc đã cố gắng mở đường gần điểm giao nhau ở biên giới với Ấn Độ và điều này đã “làm thay đổi đáng kể hiện trạng cũng như dẫn đến nhiều vấn đề an ninh nghiêm trọng đối với Ấn Độ”.
Trong diễn biến mới nhất, Trung Quốc đã thử nghiệm ở Cao nguyên Tây Tạng một loại xe tăng mới chuyên sử dụng cho địa hình Hymalaya dù không tuyên bố nhắm vào bất cứ quốc gia nào.
Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc đang điều ngày càng nhiều tàu chiến đến Ấn Độ Dương áp sát Ấn Độ khi Ấn – Mỹ – Nhật bắt đầu tập trận chung.
3 năm trước, tàu chiến và tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc cũng đã xuất hiện ở khu vực Ấn Độ Dương, bề ngoài là vì hành động chống cướp biển ở vịnh Aden.
Nhưng ban đầu vào năm 2013 và 2014, Trung Quốc chỉ điều một hạm đội nhỏ gồm 3 tàu chiến, đến nay tàu chiến Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều ở các vùng biển xung quanh Ấn Độ.
Gần đây, vệ tinh và Hải quân Ấn Độ đã phát hiện được ít nhất 14 tàu chiến Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương, trong đó bao gồm tàu khu trục lớp Lữ Dương III Type 052D loại mới nhất.
Những phản ứng từ phía Bắc Kinh tạo cho dư luận thế giới thấy rằng, kịch bản một cuộc xung đột sẽ sớm được Bắc Kinh lên kế hoạch sẵn sàng.
Theo Rajeswari Rajagopalan, nhà phân tích quốc phòng công tác tại Quỹ nghiên cứu Nhà quan sát, một tổ chức tư vấn chính sách tại New Delhi, cho rằng vụ đối đầu lần này rất nguy hiểm, chưa từng có tiền lệ và có thể leo thang thành chiến tranh.
“Ở Delhi đang có nghi ngờ rằng đây là sự gây hấn có chủ đích của Trung Quốc. Vụ việc đang được coi là cách thử quyết tâm của Ấn Độ trong việc bảo vệ an ninh của Bhutan”, bà nói.
Bà Rajagopalan nói thêm: “Cách Ấn Độ xử lý vụ việc này rất quan trọng vì có thể gửi thông điệp đến nhiều quốc gia nhỏ ở vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.