Trước sáng kiến của ông Tập “Một vành đai, một con đường” , Singapore có những đề xuất hết sức hợp lý và sâu sắc này, việc Bắc Kinh có thực sự quan tâm đến điều này hay không sẽ phản ánh mục tiêu thực sự đằng sau ý tưởng này.
Tại Diễn đàn Toàn cầu tương lai Trung Quốc, Phó Thủ tướng Singapore Teo Chee Hean cam kết: Quốc đảo Sư tử sẽ làm việc với Trung Quốc để giúp thực hiện sáng kiến “Một vành đai, một con đường” và vạch ra 3 lĩnh vực hợp tác chính.
Liệu sáng kiến này có thể hiện một “tầm nhìn ” và có tiềm năng mang lại những lợi ích lâu dài cho sự phát triển và hội nhập khu vực, nâng cao nền kinh tế và đời sống cho người dân toàn bộ khu vực rộng lớn này hay không?.
Khi Thủ tướng Lý Hiển Long và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau bên lề Hội nghị G-20 tại Hamburg, Đức, hai nhà lãnh đạo đã khẳng định mối quan hệ thực sự giữa các nước, các hoạt động trao đổi cấp cao diễn ra thường xuyên và tốt đẹp.
Ông Teo Chee Hean đã khẳng định sự hợp tác của Singapore đối với sáng kiến ‘Một vành đai, một con đường’, điều đó có tiềm năng mở rộng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai nước và đưa nó lên một tầm cao mới.
Là ‘sản phẩm trí tuệ’ của ông Tập Cận Bình, sáng kiến này nhằm nâng cấp các mối liên kết kinh tế thương mại dọc theo vành đai kinh tế con đường tơ lụa, và xây dựng một con đường tơ lụa trên biển hiện đại.
Singapore đánh giá cao ý tưởng “Một vành đai, một con đường” và cho rằng: các liên kết này sẽ kết nối Trung Quốc với các nước châu Á, châu Âu và châu Phi thông qua mạng lưới giao thông đường bộ, bến cảng, cầu cống, đường hầm, đường ống và các dự án có liên quan đến 68 quốc gia và 2/3 dân số thế giới.
Để đi sâu và “Một vành đai, một con đường”, ông cho rằng ý tưởng này hầu như chỉ tập trung xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng vật chất dọc đường đi của nó. Trong khi đó có nhiều yếu tố khác rất quan trọng để thực hiện ý tưởng này chưa được đề cập.
Singapore đưa ra 3 đề xuất để giúp Trung Quốc thực hiện sáng kiến tiềm năng này.
1. Tăng cường kết nối, hàng hóa thông thương
Tập trung đầu tư và các khu vực trên các tuyến đường theo “Một vành đai, một con đường” có thể phát huy hết tiềm năng nếu hình thành một mạng lưới cho phép lưu thông hàng hóa một cách an toàn và tự do. Điều này bao gồm các hành lang xuyên lục địa khắp Trung Á và trên biển cả, thông qua Biển Đông, eo biển Malacca và Singapore, cũng như Ấn Độ Dương.
Singapore đề xuất về quyền vận chuyển hàng hóa cho tàu và máy bay của tất cả các nước qua eo biển Malacca và Singapore. Đây là một nguyên tắc quan trọng đối với chúng tôi, vì thương mại là huyết mạch của chúng tôi.
Các nước phối hợp với nhau trên các tuyến đường biển quan trọng luôn luôn mở và an toàn, để hàng hóa được vận chuyển từ tất cả các nước, cho tất cả các quốc gia, là một điều kiện tiên quyết quan trọng cho một con đường tơ lụa hiện đại.
2. Hợp tác tài chính giữa các nước liên quan
Các tổ chức tài chính hoạt động chủ yếu ở Singapore và các nước dọc “Một vành đai, một con đường” có thể đóng vai trò tích cực trong việc tài trợ cho thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và ASEAN. Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ cần 26 ngàn tỉ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ nay đến 2030.
Do đó sẽ có nhiều cơ hội để tăng cường kết nối tài chính giữa Singapore và Trung Quốc để hỗ trợ nhu cầu tài chính cho “Một vành đai, một con đường” và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.
Hiện tại các ngân hàng Trung Quốc đang tăng cường hoạt động tại Singapore để hỗ trợ nhu cầu của các doanh nghiệp hai nước tham gia “Một vành đai, một con đường”.
Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á AIIB cũng có thể làm việc với các tổ chức tài chính đa phương khác ở Singapore như Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế, Tập đoàn Tài chính quốc tế và Cơ quan Đảm bảo đầu tư đa phương…
Các quan chức của dự án “Một vành đai, một con đường” cần phải nâng cao kiến thức và chuẩn bị tài chính cho các dự án, cũng như vận hành và duy trì chúng.
3. Tăng cường kết nối giữa các nước trong khu vực
Cả Singapore và Trung Quốc đều có thể hợp tác với các nước thứ ba dọc theo “Một vành đai, một con đường” để phát triển nguồn nhân lực.
Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” được ông Tập Cận Bình nêu ra từ năm 2013, Trung Quốc không ngừng quảng bá và thúc đẩy nó như một tầm nhìn chính trị, chiến lược của nhà lãnh đạo nước này.
4. Đằng sau sáng kiến “Một vành đai, một con đường” là gì?
Tuy nhiên, cho đến nay, sức ảnh hưởng thực tế của “sáng kiến” ấy vẫn còn hạn chế, và nó bộc lộ rõ 2 mục đích thực sự đằng sau:
Một là tái cơ cấu kinh tế Trung Quốc, đưa hết các ngành sản xuất công nghiệp nặng và cơ sở hạ tầng gây ô nhiễm kiếm tiền cho Trung Quốc mấy chục năm qua ra khỏi lãnh thổ nước này, bao gồm công nghệ, công nhân và doanh nghiệp Trung Quốc.
Hai là thiết lập dần một trật tự khu vực mới, trật tự thế giới mới mà Trung Quốc đóng vai trò chi phối, với tên gọi “châu Á cho người châu Á”, nhằm tìm cách đẩy lùi, loại bỏ dần vị thế của Hoa Kỳ.
Chính vì thế, “Một vành đai, một con đường” không chỉ được thúc đẩy bằng chào hàng, giới thiệu, mà còn cả áp lực.
Quan hệ Trung Quốc – Singapore đã xấu đi trong gần 1 năm qua, Thủ tướng Lý Hiển Long đã không được Bắc Kinh mời dự Diễn đàn Quốc tế “Một vành đai, một con đường” được tổ chức lần đầu tiên trong năm nay.
Đứng trước sức ép từ Bắc Kinh, việc Singapore chủ động tổ chức diễn đàn, hội thảo thúc đẩy tham dự “Một vành đai, một con đường” nhìn bề ngoài có vẻ như là một sự hưởng ứng trong tư thế nhượng bộ, lấy lòng Trung Quốc.
Nhưng về mặt kỹ thuật, 3 lĩnh vực hay 3 vấn đề Phó Thủ tướng Teo Chee Hean nêu ra chính là hàng rào bảo vệ lợi ích cho quốc đảo Singapore trước những mục đích không trong sáng, không thuần túy kinh tế, thương mại của sáng kiến này. Nổi bật nhất là về an ninh và kêu gọi đảm bảo tự do, an toàn hàng hải hàng không ở Biển Đông và eo biển Malacca.
Nói cách khác, một khi Trung Quốc không thể độc quyền cung cấp tài chính cho các dự án này, điều đó có nghĩa họ không thể gây sức ép lên đối tác phải sử dụng công nghệ lạc hậu ô nhiễm, lao động tay chân và nhà thầu Trung Quốc.
Mọi thứ sẽ diễn ra theo quy luật của thị trường, hệ thống giám sát công khai minh bạch để đảm bảo chất lượng hiệu quả của Singapore sẽ phát huy tối đa tác dụng.
Với những đề xuất hết sức hợp lý và sâu sắc này, Bắc Kinh có thực sự “mặn mà” hay không sẽ phản ánh mục tiêu thực sự đằng sau “Một vành đai, một con đường” là gì.
Lúc đó, hoặc Trung Quốc phải điều chỉnh mục tiêu, hoặc tìm đối tác khác dễ dãi hơn.
Nhưng họ không có lý do gì để mặt nặng mày nhẹ với nước láng giềng này, vì quả thực Singapore cũng đã nhiệt tình ủng hộ “Một vành đai, một con đường”, nhưng là với nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.