Thursday, November 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiHàn Quốc ngỏ ý đàm phán với Triều Tiên: Nhật gay gắt...

Hàn Quốc ngỏ ý đàm phán với Triều Tiên: Nhật gay gắt phản đối, TQ “mở cờ trong bụng”

Trước lời ngỏ đàm phán của Hàn Quốc với Triều Tiên để giảm căng thẳng biên giới, Nhật Bản phản đối và yêu cầu có nhiều biện trừng phạt Triều Tiên hơn.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida

Hôm thứ Hai (17/7), chính phủ Nhật Bản phủ nhận nỗ lực đàm phán với Triều Tiên của Hàn Quốc, cho rằng ưu tiên quan trọng nhất hiện tại là tiếp tục gây sức ép và trừng phạt Triều Tiên.

Hiện tại, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida đang tham dự cuộc họp của Liên Hợp Quốc về các vấn đề liên quan trong khu vực.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Norio Maruyama trả lời các phóng viên tại New York, cho biết: “Bây giờ chưa phải là lúc để đối thoại. Các nước cần gây thêm áp lực để tiến tới một cuộc đối thoại nghiêm túc với Triều Tiên.”

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã đề xuất một cuộc họp với Triều Tiên vào ngày thứ Sáu tuần này (21/7) tại làng Panmunjom để giảm căng thẳng biên giới khi sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên thành công vào hôm 4/7 vừa qua.

Nếu cuộc họp diễn ra, đây sẽ là cuộc đàm phán chính thức đầu tiên giữa Hàn Quốc và Triều Tiên kể từ tháng 12/2015.

Những yêu cầu xử phạt của Nhật Bản sẽ đồng nghĩa với cấm vận dầu mỏ, cấm người lao động Triều Tiên, cấm tàu bè Triều Tiên trao đổi tại mọi cảng cũng như thắt chặt mọi hoạt động buôn bán với quốc gia này.

Nhật Bản bổ sung nhiều biện pháp trừng phạt Triều Tiên và cũng không quên nhắc nhở Trung Quốc và Nga tiếp tục kiểm soát trao đổi kinh tế với Bình Nhưỡng.

Trái ngược với thái độ của Tokyo, chính phủ Trung Quốc ngày 17/7 đã lên tiếng hoan nghênh nỗ lực tiếp cận Bình Nhưỡng của chính quyền Tổng thống Moon Jae In.

“Trung Quốc tin rằng đối thoại để cải thiện mối liên hệ là phù hợp với lợi ích của cả hai phía (Hàn Quốc-Triều Tiên), giúp thúc đẩy hòa giải và hợp tác,” phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng nói.

“Đối thoại cũng làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và thúc đẩy hòa bình, ổn định cùng an ninh khu vực.”

Theo ông Lục, Trung Quốc rất kỳ vọng Hàn-Triều cùng nỗ lực theo hướng tích cực để mở đường tái khởi động đối thoại song phương.

“Chúng tôi cũng hy vọng tất cả các bên liên quan trong cộng đồng quốc tế đồng tình và ủng hộ, đồng thời đóng vai trò mang tính xây dựng để dàn xếp một cách hợp lý vấn đề hạt nhân trên bán đảo,” ông Lục cho biết thêm.

Theo số liệu chính thức từ Bắc Kinh, trong 6 tháng đầu năm nay, thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên tăng 10.5%, trị giá tới 2.5 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu quặng sắt từ Triều Tiên tăng, trong khi Trung Quốc báo cáo báo với Liêp Hợp Quốc cho phép hoạt động thương mại với Triều Tiên để phục vụ đời sống của người dân.

Trong tháng 5, Nga đã mở một tuyến phà mới từ Vladivostok ở cực đông tới cảng Rajin của Triều Tiên – một động thái nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.

Liên quan đến vấn đề này, ông Maruyama nêu lập trường của chính phủ Nhật rằng “vấn đề quan trọng nhất hiện nay là ngăn chặn dòng tiền tài chính đổ về Triều Tiên”.

RELATED ARTICLES

Tin mới