Wednesday, October 23, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ thực sự muốn gì qua Dự án "Vành đai và con...

TQ thực sự muốn gì qua Dự án “Vành đai và con đường”?

Với dự án vành đai và con đường, Trung Quốc đang nỗ lực tạo ra các cung đường kết nối mới nhằm thúc đẩy giao thương hàng hóa và dịch vụ trên toàn khu vực Châu Á và các khu vực xa hơn, tuy nhiên trên thực tế Trung Quốc đang đặt ra những tham vọng rất lớn san dụ án thế kỷ này.

Sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một con đường” và tác động đối với kinh tế

      Phát biểu tại hội nghị cấp cao “Vành đai và con  đường” diễn ra ở Bắc Kinh với sự tham dự của hàng chục nhà lãnh đạo trên thế giới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh là dự án Vành đai và con đường hứa hẹn sẽ xây dựng các tuyến đường bộ, hải cảng và hệ thống đường xe lửa kết nối các nước nhằm thúc đẩy thương mại và phát triển trên cơ sở cùng có lợi. Đổi lại Trung Quốc chỉ yêu cầu các nước ủng hộ và sẵn sàng tham gia dự án này. Ông khẳng định “Chúng ta sẽ không hợp tác trên cơ sở ý thức hệ và cũng không theo đuổi bất cứ chương trình nghị sự chính trị hay mô hình sắp sẵn nào”.

      Tuy nhiên theo một bài báo mới được xuất bản ở Pakistan, các nhà hoạch  định chính sách ở  Bắc Kinh đang đặt ra những tham vọng vượt xa các lợi ích từ hợp tác kinh tế với các nước cùng tham gia dự án. Đó là việc xuất khẩu mô hình giám sát và an ninh chặt chẽ, cung cấp thông tin qua hệ thống truyền thông do nhà nước kiểm duyệt, và trao quyền tiếp cận đặc biệt các mỏ khoáng sản và các vùng đất nông nghiệp màu mỡ cho các công ty và tập đoàn lớn của Trung Quốc.

    Đây là lần đầu tiên các thông tin loại này được đăng tải công khai, trong đó nêu rõ những toan tính và tham vọng thực sự của Bắc Kinh trong việc thúc đẩy dự án “Vành đai và con đường”. Nó cũng đánh bật lại những lập luận trước đó của một số người cho rầng tham vọng bá quyền toàn cầu của Trung Quốc mang lại nhiều lợi ích hơn là các thách thức. Bài báo còn cho biết các thông tin trên được trích dẫn từ tập tài liệu dày 231 trang do Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia soạn thảo. Tài liệu cho thấy Trung Quôc có chiến lược đưa văn hóa và các doanh nghiêp thâm nhập sâu rộng vào  hầu hết các ngành kinh tế cũng như xã hội của Pakistan. Quy mô của chiến lược xâm nhập này là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Pakistan nếu xét về phạm vi mở cửa nền kinh tế cho các doanh nghiệp nước ngoài.

      Không chỉ có Pakistan mà còn nhiều nước khác cũng bày tỏ quan ngại khi thấy dự án “Vành đai và con đường” quá thiên về các lợi ích của Trung Quốc. Bộ trưởng kinh tế Đức Brigitte Zipries yêu cầu phải mở hồ sơ thầu cho tất cả các đối tượng cùng tham gia, đồng thời cảnh báo sẽ không ký tham gia dự án nếu điều kiện trên không được đáp ứng. Báo chí Châu Âu đưa tin các nước thành viên trong liên minh châu Âu (EU) đã phối hợp với nhau rất tốt trong việc gây áp lực lên Bắc Kinh khi từ chối ký một tuyên bố chung của hội nghị cấp cao “Vành đai và con đường” về lĩnh vực thương mại.

       Ấn độ thậm chí còn bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ hơn đối với dự án mà họ cho là nguy hiểm này. Niudelhi liên tục phản đối các dự án xây dựng của Trung Quốc tại các khu vực có tranh chấp với Pakistan. Các nhà lãnh đạo Ấn độ không chỉ từ chối tham dự hội nghị “Vành đai và con đường” mà còn cảnh báo những nước nhận tiền của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với “gánh nặng nợ nần không ổn định”.

     Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ chi 51 tỷ USD cho các dự án xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại Pakistan trong khuôn khổ các hoạt động đầu tư phục vụ cho dự án “Vành đai và con đường”.  Trung Quốc coi Pakistan là một trong những đối tác chính tham gia dự án này, do Pakistan nằm ở vị trí chiến lược trên cung đường giao thương đầy tiềm năng nối châu Á với châu Âu, châu Phi và Trung đông.

    Tuy nhiên, theo như cảnh báo của Ấn Độ và tài liệu của Trung Quốc mà phía Pakistan tiếp cận được, các điểm xung đột tiềm năng sẽ gây khó cho các điều kiện tiếp cận và vay vốn kinh doanh. Tài liệu cũng mô tả Pakistan sẽ bị chia thành các vùng địa lý theo các ngành công nghiệp, như khu vực phía Tây và Tây Bắc sẽ trở thành vùng khai thác vàng, kim cương và khoáng sản, khu vực miền trung sản xuất xi măng, khu vực phía Nam sản xuất sinh hóa, sắt và thép.

       Cũng theo tài liệu trên, Tổng công ty xây dựng và sản xuất Tân Cương, một tập đoàn bán quân sự của Trung Quốc – sẽ thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp của Pakistan thông qua các dự án cơ giới hóa và áp dụng các phương pháp tưới tiêu, gieo giống mới. Các dự án này dần dần sẽ kéo các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất phân bón, hệ thống kho chứa hàng nông sản và thuê các vùng đất nông nghiệp rộng lớn để phục vụ lợi ích lâu dài của Bắc Kinh.

       Trong lĩnh vực may mặc, các nguyên liệu giá rẻ của Pakistan sẽ là nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành may mặc của Trung Quốc và giúp nước này tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở Kashgar, một thành phố thuộc vùng Tân Cương ở vùng cực tây Trung Quốc, trong đó dự án nối cáp quang sẽ phục vụ mục tiêu phát triển công nghệ truyền hình HD và là cơ sở thúc đẩy hợp tác truyền thông giữa 2 nước trong tương lai.

        Về các vấn đề an ninh, Bắc Kinh đề xuất mô hình xây dựng “Các thành phố an toàn”. Theo đó sẽ lắp đặt các máy quay giám sát an ninh trên các tuyến phố chính, các khu vực quan trọng có đông người qua lại. Mô hình này sẽ được áp dụng trước tiên ở Peshawar, sau đó sẽ được mở rộng sang các thành phố Islabamad, Lahore và Karachi. Việc áp dụng các biện pháp và công nghệ giám sát tại các thành phố lớn ở Pakistan sẽ gây ra các mối quan ngại lớn trong tương lai.

      Tuy nhiên thủ tướng Pakistan Naoad Sharif vẫn ủng hộ nhiệt tình dự án “Vành đai và con đường” của Trung Quốc. Phát biểu tại hội nghị cấp cao vừa diễn ra tại Trung Quốc, ông Sharif cho rằng thế giới đang ở đỉnh cao của cuộc cách mạng địa kinh tế và là điểm khởi đầu cho kỷ nguyên mới về hợp tác liên lục địa. Ông Jean Guy Carrier – chủ tịch điều hành Phòng thương mại quốc tế Con đường tơ lụa – nhấn mạnh Trung Quốc là nền kinh tế mạnh thứ 2 thế giới, Trung Quốc lại sẵn sàng giúp các nước khác nâng cao mức sống và tạo công ăn việc làm cho người dân thông qua các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, “tất nhiên bên cạnh đó tôi muốn có đặc quyền tiếp cận một số thứ”, ông Carrier nói thêm.

      Cũng theo chủ tịch Phòng Thương mại quốc tế Con đường tơ lụa, Trung Quốc đang giữ vai trò lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu, và thế giới cần làm quen với điều đó. Các nước không nên quá phòng thủ và tự vệ để rồi không nhận thấy một thực tế là Trung Quốc đang cố gắng làm những việc rất tích cực bằng chính nguồn lực của mình, ông Carrier nhấn mạnh.      

RELATED ARTICLES

Tin mới