Trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tuyên bố đàm phán thành công về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, Mỹ có tín hiệu quan ngại về vấn đề này.
Hệ thống S-400 trong cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng, 9/5/2016. Ảnh: Reuters
Ngày 19/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảnh báo các nhà chức trách Ankara rằng các hệ thống tên lửa phòng không của Nga S-400 “Triumph” không phù hợp với các tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ quan ngại đến việc Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí của Nga. Bởi vì có nhiều nước NATO cũng mua vũ khí của Nga, đặc biệt là Romania, Bulgaria, Hy Lạp và Đức đang nắm giữ trong tay các hệ thống S-200 và S-300.
Trả lời câu hỏi phỏng vấn Sputnik về tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm Góc, ông Mesut Hakkı Chashin, sĩ quan Không quân Thổ Nhĩ Kỳ về hưu, Giáo sư Quan hệ Quốc tế của Học viện Không quân và Đại học Ozyegin ở Istanbul nhấn mạnh rằng quan ngại của Mỹ đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các tổ hợp S-400 là vô căn cứ.
Ông nói thêm: “Thổ Nhĩ Kỳ đã từng liên hệ với NATO để mua các hệ thống phòng không. Vì lý do chính trị, Đức đã thu hồi các tổ hợp Patriot để gây đòn bẩy áp lực chính trị.
Bên cạnh đó, tổ hợp Patriot không thể bao trùm tất cả các khu vực có thể bị đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống S-400 có tất cả các thiết lập cực kỳ hiện đại mà Thổ Nhĩ Kỳ cần đến, với tầm xa 400 km, tầm cao lên đến 30 km. Tên lửa SAM có thể đồng thời bắn trúng 36 mục tiêu, nếu cần thiết, có thể bắn trúng 72 mục tiêu với sự hỗ trợ của pin kép.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả điều này là những yếu tố rất quan trọng. Là một quân nhân có kinh nghiệm, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng nhận thức được điều này”.
Theo ông Chashin, vấn đề quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ đã không được giải quyết từ những năm 1990, hệ thống phòng thủ là nhu cầu thiết yếu của nước này.
Ông Chashin nói: “Rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu cấp thiết về các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất. Chúng tôi nhớ trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988, Iraq đã tấn công bằng tên lửa vào Iran. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và cuộc chiếm đóng Iraq năm 2003, chúng tôi đã chứng kiến tác dụng của tên lửa mà Baghdad sở hữu.
Sau đó, bắt đầu từ năm 2015, dân thường trong khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đã bắt đầu phải chịu đựng các cuộc tấn công bằng tên lửa của tổ chức khủng bố IS vào Syria. Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với các cuộc tấn công đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, tên lửa đạn đạo xuất phát từ Iran và các nước láng giềng là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng”.
Chỉ trích tuyên bố của Mattis về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400, ông Chashin nói: “Thổ Nhĩ Kỳ là nước có chủ quyền và độc lập. Là thành viên của NATO, đồng thời Thổ Nhĩ Kỳ có quyền mua từ các nước khác những loại vũ khí cần thiết cho an ninh quốc gia. Sử dụng hay không sử sụng các loại vũ khí mà Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu là công việc của NATO.
Lúc đầu Mỹ đã không chấp nhận các điều khoản của Thổ Nhĩ Kỳ về hệ thống Patriot. Mỹ chống thỏa thuận giữa Ankara và Bắc Kinh về việc cung cấp vũ khí. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa đã tổ chức đấu thầu, đưa ra các điều kiện trước đó, và một lần nữa Mỹ không hài lòng. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ có các hệ thống phòng không mạnh mẽ, điều đó sẽ chỉ là lợi thế đối với Mỹ.
Chúng ta đã có điều kiện chứng kiến điều đó ở Đông Địa Trung Hải. Trong tình huống này, tôi không thể hiểu tại sao vũ khí của các nước NATO khác được mô tả như là loại tương thích, mà các hệ thống S-400 lại bị đề cập là không tương thích với các tiêu chuẩn của NATO.
Nếu nói rằng S-400 không thể tích hợp vào hệ thống vũ khí của NATO thì là sai lầm từ quan điểm kỹ thuật. Bất kỳ mọi loại hệ thống vũ khí nào đều có thể tích hợp được với nhau”.