Sunday, November 17, 2024
Trang chủĐàm luậnTướng Cương: 'Đang có những 'sóng ngầm' dưới Biển Đông'

Tướng Cương: ‘Đang có những ‘sóng ngầm’ dưới Biển Đông’

Sau một năm khi Toà án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc xử thua Philippines trong vụ kiện về Biển Đông, Trung Quốc vẫn tiếp tục âm thầm theo đuổi khát vọng làm chủ Biển Đông.

Tình hình Biển Đông 6 tháng đầu năm 2017

Bàn về vấn đề Biển Đông, PGS-TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược khoa học, Bộ Công an nhận định, tình hình Biển Đông trong 6 tháng đầu năm 2017 tương đối yên lặng, không có những cuộc đụng độ căng thẳng. Thiếu tướng giải thích cho sự im ắng là do Bắc Kinh gần như đã hoàn thành việc xây dựng hạ tầng và quân sự hóa khu vực tranh chấp trên Biển Đông và sẵn sàng các kế hoạch quân sự tiếp theo. Cụ thể như, kể từ cuối năm 2016, Trung Quốc đã đưa máy bay chiến đấu cơ MiG-27, MiG-29, triển khai 2 khẩu đội tên lửa phòng không HQ-9 lên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; hay như xây dựng xong 3 sân bay quân sự lớn với đường băng dài đến 3.4000m, cảng quân sự tại đảo Gạc Ma, lắp đặt 4 dàn rada tần số cao tại đảo Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Thứ hai, sau phán quyết của Toà Trọng tài thường trực Quốc tế (PCA) theo Công ước Luật biển năm 1992, bác bỏ những yêu sách phi lý của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền với đường lưỡi bò. Trước phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã lựa chọn im lặng, không gây hấn gì thêm, nhằm làm dịu đi ít nhiều và tránh sự tẩy chay của thế giới.

Thứ ba, Trung Quốc đang tập trung quảng bá cho sáng kiến “Vành đai và con đường”, bởi đây là siêu chiến lược đầy tham vọng của nước này. Toàn bộ “Vành đai và Con đường” kết nối Đông Á, Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi và châu Âu. Trung Quốc muốn trở thành “kẻ thống trị” lục địa Á-Âu này với tham vọng 60 quốc gia nằm trên tuyến đường huyết mạch này phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, từ đó phụ thuộc về chính trị, ngoại giao. Dự án “Con đường Tơ lụa” hiện đại tập trung vào xây dựng hạ tầng đường bộ, đường sắt và đường biển, đường hàng không, đường ống dẫn dầu, đường dây điện, và hệ thống viễn thông để tăng cường kết nối liên khu vực. Chính vì vậy, Trung Quốc không gây hấn gì tại Biển Đông.

Cuối cùng, Trung Quốc đang thăm dò với chính quyền mới của ông Donald Trump, ông ấy sẽ đi được đến đâu trong vấn đề Biển Đông, liệu có duy trì được cam kết mạnh mẽ như dưới thời ông Obama hay không và đến mức nào, thì chưa có ai biết được.

Song đây chỉ là khoảng lặng tạm thời, bởi đây chính là chiến thuật mới của Trung Quốc. Nước này chủ động tránh gây ra những gì ồn ào, ầm ĩ dẫn đến chỉ trích trên thực địa để tập trung vào những vấn đề khác.

“Sóng dưới đáy ngầm”

Mặc dù trên “bề mặt” tình hình tại Biển Đông dường như đang dịu đi, nhưng PGS-TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng: “Thực ra, ở “tầng dưới” đang có những sóng ngầm dữ dội”. Theo đó, Trung Quốc đang âm thầm, quyết liệt hiện thực hoá việc làm chủ Biển Đông.

Thiếu tướng cho biết, bất chấp sự lên tiếng phản đối của Việt Nam về sự xâm chiếm phi lý của Trung Quốc tại lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam, hàng loạt các hoạt động, sự kiện được Trung Quốc tổ chức như: kỷ niệm 5 năm thành lập thành phố Tam Sa; đẩy mạnh hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; khai thác băng cháy tại Biển Đông; tiến hành khảo sát khoa học trên quy mô lớn với 400 nhà khoa học đến từ 13 quốc gia tại hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Đặc biệt, Trung Quốc ngang nhiên sửa Luật an toàn giao thông trên biển, nhằm yêu cầu tất cả các tàu thuyền khi đi qua Biển Đông phải nhận được sự cho phép của nước này. Đây là động thái vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật biển quốc tế.

“Nguy hiểm hơn nữa, Trung Quốc còn đưa 40 tàu ngư binh quân sự, tàu hải giám, máy bay quân sự nhằm gây sức ép lên Việt Nam rút giàn khoan tại vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam” – Thiếu tướng Lê Văn Cương nói thêm.

Trên lĩnh vực truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã chi hơn 1,5 tỷ USD cho việc tuyên truyền về Biển Đông, trong đó xuất bản sách bằng tiếng Nhật với nội dung xuyên tạc về lịch sử Biển Đông; khai trương quỹ học giả trẻ Trung Quốc – ASEAN nhằm cung cấp toàn bộ học bổng cho tất cả thanh niên ASEAN muốn nghiên cứu về Biển Đông…

Tỉnh táo và tránh bị chi phối

Tướng Lê Văn Cương cho biết, nửa cuối năm 2017, sẽ là những biến động và khó lường của thế giới. Ví dụ như Trung Quốc chỉ lo ngại và quan sát thái độ của Mỹ ứng xử trên Biển Đông, song trên thực tế, chính quyền Donald Trump vẫn đang còn “mắc kẹt” với hàng loạt vấn đề bất ổn ngay chính trong nội bộ nước Mỹ và thế giới. Với cường quốc khác như Nga, Nhật đã nhiều lần lên tiếng phản đối những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, nhưng cũng chưa thể hiện bằng hành động cụ thể nào. Bên cạnh đó, các nước ASEAN vẫn đang bị chia rẽ trong vấn đề Biển Đông. “Như vậy, những bối cảnh này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc “rộng tay” ứng xử trên Biển Đông, hiện thực hoá khát vọng làm chủ” – Thiếu tướng khẳng định.

Dự đoán về tình hình 6 tháng cuối năm 2017, PGS-TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định, ứng xử trên Biển Đông của Trung Quốc sẽ chia làm 2 giai đoạn: trước và sau Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Thiếu tướng phân tích, trước mỗi kỳ Đại hội, có 2 khả năng sẽ xảy ra: hoặc Trung Quốc sẽ giữ “yên sóng”, hoặc sẽ “dậy sóng”. Quan sát thực tế cho thấy, trước những kỳ sinh hoạt chính trị lớn, Bắc Kinh thường có những động thái gây sự tranh chấp trên Biển Đông, nhằm chứng tỏ sứ mạnh của những nhà lãnh đạo đương nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền của dân tộc. “Do đó, chúng ta không loại trừ khả năng, Trung Quốc sẽ gây biến động mới, như “một món quà dâng lên Đại hội”.

Thiếu tướng phân tích thêm, Trung Quốc sẽ ngăn chặn sự can thiệp của chính quyền Doanld Trump trên Biển Đông bằng cách tạo điều kiện cho Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. “Rõ ràng, trong vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc đóng vai trò chủ động, và Mỹ phải dựa vào Trung Quốc để giải quyết. Như vậy, Triều Tiên chính là “lá bài mặc cả” của Trung Quốc sẽ đưa ra nhằm giảm sự can thiệp của Mỹ trên Biển Đông”.

Tướng Cương cho biết thêm, từ vị trí địa lý và tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc sẽ tập trung củng cố quan hệ hữu nghị với khối ASEAN, đặc biệt với những nước có quyền lợi tại Biển Đông. Thông qua hợp tác kinh tế, tạo bầu không khí hữu nghị với các nước phát triển trong ASEAN, từ đó nhằm gây sứ ép lên Việt Nam ngày càng mạnh hơn trong thời gian tới.

Trước bối cảnh như vậy, PGS-TS Lê Văn Cương cho rằng, Việt Nam cần tỉnh táo, thúc đẩy và yêu cầu Trung Quốc thực hiện những cam kết đã thoả thuận. Đặc biệt là 6 nguyên tắc và 4 tuyên bố chung giữa cấp cao hai nước trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông dựa trên Luật pháp quốc tế và tôn trọng độc lập, chủ quyề của các bên.

Thiếu tướng khẳng định: “Việt Nam không hề cô độc. Chúng ta có đầy đủ điều kiện để bảo vệ quyền lợi và lợi ích trên Biển Đông, và điều này được cộng đồng quốc tế hoàn toàn ủng hộ. Vấn đề cốt lõi ở chỗ, Việt Nam cần tạo ra thế và lực mới để kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tận dụng sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế nhằm thể hiện quan điểm của Việt Nam trong việc phát triển hoà bình và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông”. 

Về tính phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng tài đã nhấn mạnh:

Toà không phán quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện. 

Mặc dù như vậy, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố nước này không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng. 

Đáng chú ý là Trung Quốc, thông qua Bản Tuyên bố lập trường ban hành tháng 12/2014, cũng như các văn bản chính thức khác, cũng tuyên bố rõ ràng rằng theo quan điểm của nước này, Toà Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện. 

Tuy nhiên, Điều 288 của Công ước quy định:

“Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về việc liệu một toà hay một cơ quan trọng tài có hay không có thẩm quyền, vấn đề này sẽ do chính toà hay cơ quan trọng tài đó quyết định”.

Hơn nữa, Phụ lục VII của Công ước quy định rằng:

“Việc vắng mặt của một bên hoặc việc một bên không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng”. 

Phụ lục VII cũng quy định rằng trong trường hợp một bên không tham gia vào tiến trình tố tụng, Toà Trọng tài “phải chắc chắn rằng Toà có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế”. 

Vì vậy, Toà Trọng tài đã tổ chức một phiên tranh tụng về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc vào tháng 7/2015 và ban hành một Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc vào ngày 29/10/2015, quyết định về một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền và sẽ để lại một số vấn đề để tiếp tục xem xét. 

Toà Trọng tài sau đó tiếp tục triệu tập và tổ chức một phiên tranh tụng về các vấn đề nội dung của vụ kiện từ ngày 24 đến 30/11/2015. 

Cuối cùng, ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài đã công bố Phán quyết đề cập đầy đủ các nội dung thuộc thẩm quyết phán xử của Tòa.  

1.2. Philippines đã nghiên cứu, lựa chọn đúng nội dung khởi kiện và đã thực hiện đầy đủ thủ tục khởi kiện theo quy định của Phụ lục VII, UNCLOS1982

Philippines không không kiện về tranh chấp chủ quyền các thực thể ở Trường Sa, Scarborough.

Quốc gia này cũng không kiện Trung Quốc về phân định biển trong các vùng chồng lấn như ngụy biện của Trung Quốc khi họ tuyên bố không công nhận, không tham gia Vụ kiện và không thi hành Phán quyết này. 

Nội dung khởi kiện của Philippines chỉ nhằm mục đích đề nghị Tòa Trọng tài phán xét các nội dung chỉ liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Philippines cho là Trung Quốc, với tư cách là một thành viên chính thức của Công ước, đã không tuân thủ các quy định của Công ước này.   

Bởi vì, theo quy định của Công ước, muốn được Cơ quan tài phán thụ lý hồ sơ và tiến hành xét xử loại tranh chấp về chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hay tranh chấp về phân định biển, thì phải tuân thủ các thủ tục pháp lý khác với tranh chấp về việc giải thích và áp dụng Công ước. 

Cụ thể là: muốn giải quyết tranh chấp chủ quyền / phân định biển thông qua các cơ quan tài phán quốc tế, thông thường các bên đều phải qua quá trình đàm phán, hiệp thương trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế. 

Khi các bên không thuyết phục được nhau, việc nhờ đến bên thứ ba là cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền là lựa chọn phù hợp nhất, văn minh và công bằng cho tất cả.

Nhưng các bên phải cùng thỏa thuận bằng văn bản để đưa tranh chấp lên các cơ quan tài phán quốc tế thích hợp xét xử. 

Đó chính là nội dung trả lời cho những ai còn nghi hoặc về việc tại sao Việt Nam không đệ đơn kiện Trung Quốc lên cơ quan tài phán để đòi lại quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa đang bị nước này chiếm đóng trái phép.

2. Giá trị và sức sống của Phán quyết Trọng tài

2.1. Những khó khăn thách thức sau khi Phán quyết đã được công bố

– Cơ chế thi hành án quốc tế vẫn chưa được định hình. Vì vây, cho dù theo quy định, Phán quyết Trọng tài có tính chất chung thẩm, nhưng bên thua kiện vẫn không bị bắt buộc thi hành. 

Việc thi hành Phán quyết đều phải nhờ đến sự tự giác của hai bên, nếu một bên không tự giác thì cần có sự can thiệp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. 

Tuy nhiên, Điều 27 của Hiến chương Liên Hợp Quốc lại dành quyền phủ quyết cho 5 thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.

Chẳng hạn trong thực tiễn, từ năm 1945 thành lập Liên Hợp Quốc đến năm 2012, đã có tất cả 269 lần phủ quyết, trong đó Nga 128 lần, Hoa Kỳ 89, Anh 32, Pháp 18 và Trung Quốc 9 lần.

– Trong Biển Đông đang tồn tại các loại tranh chấp khác nhau, với những diễn biến, quan điểm pháp lý và mối liên quan giữa chúng cũng rất phức tạp, đó là: 

Tranh chấp về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giữa Biển Đông. 

Tranh chấp về việc xác lập phạm vi các vùng biển và thềm luc địa giữa các quốc gia ven biển nằm dối diện hoặc liền kề, trong đó có yêu sách ranh giới biển xuất phát từ việc giải thích và áp dụng sai các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Nội dung và thủ tục khởi kiện ra các cơ quan tài phán quốc tế và thẩm quyền thụ lý xét xử của các cơ quan tài phán quốc tế đối với các vụ kiện về các loại tranh chấp này cũng khác nhau.

Điều này dễ gây nên những nhầm lẫn về thủ tục khởi kiện và thẩm quyền xét xử, dù vô tình hay cố ý, khi tiến hành khởi kiện hay trong quá trình thụ lý hồ sơ, xét xử, ra phán quyết cuối cùng.

– Trung Quốc phải đối mặt với Phán quyết bất lợi cho yêu sách của mình sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của Trung Quốc cả về mặt đối nội lẫn đối ngoại. 

Những ngụy biện mà Trung Quốc cố tình nêu ra để biện minh cho thái độ bất hợp tác của mình đối với Phán quyết Trọng tài đã và sẽ luôn là bằng chứng khẳng định tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc thực chất chỉ là lời nói suông.

Trong cục diện Trung Quốc muốn tranh giành ảnh hưởng với các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga, EU…, thì đây sẽ là “đòn đả kích” không nhỏ vào những lời nói của Trung Quốc trên trường quốc tế. 

Với những gì Bắc Kinh thể hiện, kể cả Philippines hay bất kỳ bên liên quan nào khác ở Biển Đông, không ai ảo tưởng Trung Quốc sẽ dễ dàng chấp nhận và thực thi Phán quyết này.

Thậm chí họ còn kiếm cớ để tăng cường hơn nữa các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, gây xung đột vũ trang, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.

2.2. Những ngộ nhận về việc Phán quyết Trọng tài bị “gác sang một bên”

Chúng tôi xin một lần nữa nhấn mạnh rằng:

Theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII, Phán quyết này có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm. 

Hơn nữa, Tòa Trọng tài đã xét xử công bằng và khách quan trên cơ sở lựa chọn một số nội dung trong số các nội dung được thể hiên trong đơn khởi kiện chỉ liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. 

Vì vậy, Phán quyết này không phải nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của Trung Quốc trước cộng đồng khu vực và quốc tế.

Càng không thể nói Phán quyết là nhân tố làm cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng, phức tạp như Trung Quốc tuyên truyền.

Ngược lại, cái chính là Phán quyết đang góp phần bảo vệ chân lý, lẽ phải, giữ vững và phát huy hiệu lực của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982- Hiến pháp Xanh của nhân loại.

Như thế thì quyền và lợi ích chính đáng của mọi quốc gia có liên quan mới được tôn trọng và giữ gìn, tất nhiên, trong đó có quyền và lợi ích chính đáng của cả Philippines và Trung Quốc. 

Đây chính là thắng lợi của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thắng lợi của cơ quan tài phán quốc tế trong việc bảo vệ sự trong sáng, hiệu lực và hiệu quả của Công ước, làm rõ những tranh cãi xung quanh việc áp dụng, giải thích Công ước.  

Còn nhớ trong quá trình Toà phán quyết, bất chấp sức ép, mua chuộc từ Trung Quốc – một cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, Manila đã giành chiến thắng gần như tuyệt đối. 

Cho dù Trung Quốc có tìm mọi cách ngăn chặn, phán quyết của trọng tài này vẫn đang âm thầm đóng góp rất lớn cho hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên Biển Đông, trong hiện tại cũng như tương lai. 

Phán quyết Trọng tài đã trở thành một thực tiễn pháp lý rất có giá trị, cấu thành một bộ phận của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Và như vậy, từ khi Phán quyết Trọng tài ra đời trở về sau, người ta sẽ luôn luôn vận dụng, tham chiếu cho việc giải quyết những tranh chấp quốc tế trên biển, nhất là ở khu vực châu Á –Thái Bình Dương. 

Đúng như bình luận của Tiến sĩ Alexander L. Vuvinh, từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương ngay sau khi có Phán quyết Trọng tài:

“Tuy chưa có cơ chế chế tài, nhưng nó có ý nghĩa là một bộ phận của luật quốc tế.

Theo luật quốc tế thì khi phán quyết này được ban hành, nó đã trở thành một án lệ, nó chính là luật quốc tế. Điều này không thể thay đổi. 

Đằng sau phán quyết là luật quốc tế. Đằng sau luật quốc tế là những nước sẽ làm gì đó để bảo vệ luật quốc tế. 

Bây giờ nhìn vào, rất nhiều nước hưởng lợi từ phán quyết. Rất nhiều nước có lợi ích song trùng với quyết định của Tòa. Chính những nước đó sớm muộn cũng tìm cách gìn giữ phán quyết này…”

2.3. Philippines với tư cách là bên thắng kiện

Giáo sư Tiết Lực ca ngợi Tổng thống Rodrigo Duterte đã áp dụng một chính sách rất thức thời trong quan hệ với Trung Quốc như chúng tôi đã tóm tắt ở trên.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng với bối cảnh chính trị, thế và lực của Philippines ở thời điểm hiện tại, Philippines vẫn tận dụng và khai thác tối đa Phán quyết Trọng tài 12/7/2016 cho đấu tranh trên mặt trận chính trị, ngoại giao để tránh đi những nguy cơ xung đột, đối đầu.

Cho dù có nhắc đến tên Phán quyết Trọng tài 12/7/2016 hay không, thì với tư cách một nhà nghiên cứu về Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 cũng như người từng có kinh nghiệm đàm phán về biên giới lãnh thổ, tôi tin rằng sức sống của Phán quyết nằm ngay trong từng lập luận của Tòa Trọng tài.

Đó chính là vũ khí pháp lý rất thiện xảo nếu các bên biết khai thác, vận dụng trong bất kỳ cuộc tiếp xúc, đàm phán song phương hay đa phương nào.

Chỉ cần vấn đề đàm phán, trao đổi liên quan đến ứng dụng và giải thích Công ước ở Biển Đông, thì các lập luận trong Phán quyết Trọng tài này là vô giá. 

Bởi vì không tòa án nào mạnh bằng tòa công luận.

Hơn nữa, Phán quyết Trọng tài 12/7/2016 đã tạo ra mẫu số chung trong nhận thức của các bên liên quan ở Biển Đông, cũng như dư luận khu vực và quốc tế.

Đó chính là yếu tố rất quan trong để cho các giải pháp chính trị, ngoại giao có thể phát huy được hiệu quả đích thực của chúng vào thời kỳ hậu Phán quyết Trọng tài lịch sử này.

Tất nhiên Phán quyết Trọng tài này không phải chìa khóa vạn năng cho mọi tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền.

Nhưng chí ít trong bối cảnh phức tạp hiện nay, đó chính là điểm hội tụ, cố kết các bên để đấu tranh bảo vệ luật pháp quốc tế, hòa bình và ổn định ở Biển Đông. 

Với những phân tích trên đây, chúng tôi thấy rằng không thể nói Philippines đã “gác Phán quyết Trọng tài” qua một bên, càng không thể chỉ trích Manila cố tình “ỉm” Phán quyết này. 

Thực chất đây cũng chính là cách ứng xử mang tính sách lược của Philippines trong quan hệ với Trung Quốc.

Không nhắc đến tên gọi, nhưng tranh thủ khai thác tối đa nội dung và lập luận của Phán quyết Trọng tài với từng tình huống cụ thể, sự vụ cụ thể liên quan tới giải thích, áp dụng Công ước.

Khi ngồi vào đàm phán với Trung Quốc, Philippines chắc chắn sẽ sử dụng nội dung và lập luận trong Phán quyết này làm căn cư pháp lý để bảo vệ cho yêu sách của họ. 

Nếu theo dõi kỹ những thông tin mới đây có liên quan đến diễn đàn tham vấn song phương giữa Trung Quốc – Philippines hay phát biểu của các nhà lãnh đạo Philippines về Biển Đông, quý bạn đọc tinh ý có thể nhận ra. 

Qua những thông tin đó, chúng ta có thể thấy rõ Philippines không mơ hồ về động cơ đích thực của Trung Quốc.

Vì vậy, hãy xem họ sẽ ứng xử như thế nào trong quan hệ với Trung Quốc trong cuộc chiến bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của họ trên Biển Đông cũng sẽ có ích rất nhiều cho các bên liên quan.

3. Tình hình Biển Đông hậu Phán quyết Trọng tài

Như đã nói từ đầu, dù bên ngoài có vẻ như yên ả nhưng thực tế tình hình Biển Đông vẫn ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn không phải vì Phán quyết Trọng tài như ý kiến của một số người. 

Tình hình Biển Đông xấu đi hay tốt hơn hoàn toàn phụ thuộc vào cuộc cạnh tranh, tranh chấp vị trí địa – chính trị, đia – chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đặc biệt là việc Trung Quốc đang tính toán các thời điểm thích hợp để rút ngắn quãng đường tiến tới độc chiếm Biển Đông.

Trong bối cảnh đó, để phát huy những lợi thế mà Phán quyết Trọng tài mang lại, Việt Nam cũng như các nước liên quan cần tiếp tục triển khai mặt trận đấu tranh pháp lý mạnh mẽ, thiết thực, cụ thể hơn. 

Muốn làm được điều này, cần phải tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến công khai nội dung của phán quyết, coi đây là một tiền lệ có giá trị, một bài học kinh nghiệm quý giá góp phần thượng tôn pháp luật.

Các nước Đông Nam Á có liên quan đến Biển Đông sẽ tận dụng giá trị pháp lý của phán quyết này để có tiếng nói chung mạnh mẽ hơn. 

Đặc biệt là khai thác nội dung phán quyết để phục vụ cho việc xây dựng và ký kết được Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông mà cho đến nay vẫn bị “đường lưỡi bò” ngáng trở khi đề cập đến phạm vi điều chỉnh của Bộ quy tắc đầy kỳ vọng này.

Trong ngắn hạn, ủng hộ chủ trương kiểm soát tình hình tranh chấp Biển Đông bằng việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), nên chăng cần thiết lập một thiết chế khu vực (tài phán và thực thi pháp luật) để xử ký tranh chấp, kiểm soát tình hình hình.

Thiết chế này sẽ giúp khu vực không để các tranh chấp bùng nổ, tạo môi trường chính trị thuận lợi để các bên liên quan có thể cùng nhau thực hiên giải pháp giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình. 

Đồng thời, kiên trì thực hiện chủ trương giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, dựa vào các phương tiện pháp lý quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. 

Ủng hộ các cuộc tiếp xúc đàm phán song phương hoặc đa phương tùy theo số lượng các chủ thể có liên quan đến từng tranh chấp cụ thể. 

Nếu các cuộc đàm phán đó không thành công thì cần sử dụng đến vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế, mà hình thức và nội dung khởi kiện phải theo đúng thủ tục có liên quan đến thẩm quyền xét xử của các cơ quan này theo quy định của pháp luật quốc tế hiện hành.

RELATED ARTICLES

Tin mới