Thursday, January 9, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiChuyên gia Mỹ: Tự đẩy tranh chấp biên giới lên cao trào,...

Chuyên gia Mỹ: Tự đẩy tranh chấp biên giới lên cao trào, TQ đang “gậy ông đập lưng ông”

Chuyên gia Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang tự đẩy mình vào thế bị động, thế tiến thoái lưỡng nan giữa hai phương án “tấn công hay rút quân”.

Binh lính Ấn Độ ở Zojila nối Kashmir với Ladakh năm 2013. Ảnh : Reuters

“Trung Quốc đang cưỡi trên lưng hổ”

Cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực Donglang/Doklam ngày càng trở nên căng thẳng.

Đa chiều (Mỹ) dẫn nhận định của bà Sarah Watson – chuyên gia nghiên cứu chính sách Mỹ-Ấn thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Washington (CSIS) chỉ ra, do quá “cứng giọng” về cuộc giằng co này nên Bắc Kinh đã tự đẩy mình vào thế bị động, thế tiến thoái lưỡng nan giữa “tấn công hay rút quân”.

“Hai bên [Trung-Ấn] đều đã đẩy bản thân vào góc tường”, bà này nói, “Ấn Độ dễ chịu hơn chút, chủ yếu vẫn là Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc rất khó để không mất thể diện khi ‘thu dọn’ kết quả của cuộc đối đầu bởi họ đã đẩy sự việc lên cao trào”.

Chuyên gia Mỹ nhận định, ngay cả khi Ấn Độ rút quân, vấn đề tiếp theo chính là Trung Quốc có tiếp tục triển khai xây dựng tuyến đường cũ hay không, mà đây chính là nguyên nhân trực tiếp của cuộc xung đột lần này.

Nếu dừng xây dựng đường, đồng nghĩa việc “Bắc Kinh công khai thừa nhận chủ quyền khu vực Donglang/Doklam tồn tại tranh chấp” – khu vực này Trung Quốc vốn tuyên bố chủ quyền, nếu Bắc Kinh tiếp tục triển khai tu sửa đường sá, quân đội Ấn Độ liệu sẽ qua trở lại, dẫn đến cuộc đối đầu mới, bà Wastson cho rằng, đây là vấn đề tiến thoái lưỡng nan.

Ấn Độ muốn bắt tay Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Trong bối cảnh tranh chấp biên giới leo thẳng, một số ý kiến cho rằng, Mỹ đã nhân cơ hội này để lôi kéo Ấn Độ nhằm tăng cường hợp tác chiến lược và quân sự với New Delhi. Đặc biệt, Mỹ-Ấn liên tục tổ chức các cuộc tập trận chung trên biển vào tháng 7 vừa qua và tháng 9 tới đây.

Tuy nhiên, bà Sahar Watson chỉ ra, trong vấn đề tranh chấp biên giới Trung-Ấn, quan điểm của Washington chính là không để cuộc giằng co rơi vào tình trạng mất kiểm soát dẫn đến chiến tranh toàn diện nhưng Nhà Trắng cũng rất quan tâm đến phương án xử lý vấn đề của New Delhi và Bắc Kinh.

Bà này nói: “Mỹ theo dõi chặt chẽ việc Ấn Độ xử lý đối trọng với Trung Quốc như thế nào tại khu vực Nam Á. Xét từ khía cạnh Nhà Trắng, cuộc đối đầu này có điểm tương đồng nhất định với vấn đề biển Đông”.

Bà Watson cho biết, “trong vấn đề biển Đông, Trung Quốc cho rằng mọi luận điệu của họ là hợp lý, bác bỏ các tuyên bố chính đáng khác và thường bắt nạt nước nhỏ. Trong vấn đề đối đầu Donglang/Doklam, Trung Quốc cũng chủ trương thay Bhutan, mong muốn Bhutan ủng hộ tuyên bố của Bắc Kinh”.

Nhà Trắng “tọa sơn quan hổ đấu”?

Một số học giả Mỹ cảnh báo, chiến lược “tọa sơn quan hổ đấu” mà Nhà Trắng áp dụng trong cuộc đối đầu Trung-Ấn cùng tồn tại mạo hiểm. 

Ông Lyle Goldstein – Giáo sư Học viện chiến tranh hải quân Mỹ nói: “Tôi cho rằng, ở Washington hiện nay dường như đang có xu hướng cố đẩy hai gã khổng lồ Trung-Ấn cạnh tranh lẫn nhau”.

Ông này cho rằng, nếu chỉ là khu vực Donglang/Doklam, đối đầu Trung-Ấn ít có khả năng dẫn đến cuộc xung đột quy mô lớn, hai nước với đường biên giới dài gần 2.000km nếu bùng nổ một cuộc chiến tranh toàn diện thì đây là điều không thể tưởng tượng đối với hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

“Nếu Trung-Ấn nổ ra chiến tranh toàn diện, đầy là sự kiện chưa từng có tiền lệ và mang tính chất vô cùng nguy hiểm”, chuyên gia Mỹ bình luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới