Friday, September 20, 2024
Trang chủĐàm luậnMây đen trong mối quan hệ Mỹ-Trung

Mây đen trong mối quan hệ Mỹ-Trung

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa trở lại Washington để ký sắc lệnh cho phép Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer khai thác khả năng có thể tiến hành cuộc điều tra chống lại Trung Quốc hay không.

Một cửa hàng Apple nhái ở Trung Quốc.

Nếu cuộc điều tra diễn ra và kết quả bất lợi cho Trung Quốc, Tổng thống Mỹ có thể đơn phương áp các biện pháp thuế quan, biện pháp trừng phạt hoặc những biện pháp hạn chế thương mại khác để bảo vệ các ngành công nghiệp Mỹ. Quá trình đánh giá ban đầu dự kiến sẽ mất vài tháng.

Thất vọng với lời hứa hợp tác kiềm chế Triều Tiên, chính quyền Mỹ đang chuẩn bị trừng phạt Bắc Kinh bằng cách điều tra các hành vi bị cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Còn Trung Quốc cũng sẵn sàng tung ra đòn đáp trả.

Ông Trump từ lâu đã khó chịu với tình trạng thâm hụt thương mại nặng nề của Mỹ với Trung Quốc.

Tổng giá trị thương mại Mỹ – Trung đạt 648 tỷ USD năm 2016, nhưng chủ yếu nghiêng về Trung Quốc, khiến Mỹ thâm hụt 310 tỷ USD trong năm ngoái.

Phía Mỹ cho rằng một phần nguyên nhân gây ra tình trạng thâm hụt đó là do các công ty Trung Quốc bắt chước các sản phẩm và ý tưởng của Mỹ rồi bán sang Mỹ với giá rẻ hoặc thắt chặt nhập khẩu hàng Mỹ vào thị trường Trung Quốc.

Các công ty Mỹ đặt biệt thất vọng với quy định phải có đối tác địa phương hoặc tiết lộ bằng sáng chế mới được vào thị trường Trung Quốc.

Ủy ban đánh giá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Mỹ ước tính nền kinh tế Mỹ chịu thiệt hại khoảng 225-600 tỷ USD mỗi năm do tình trạng hàng nhái, phần mềm lậu hoặc đánh cắp bí mật thương mại.

Ủy ban này nói rằng Trung Quốc là nước vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hàng đầu thế giới và chiếm đến 87% các sản phẩm nhái đang được bán ở Mỹ.

Từ lâu, ở Trung Quốc, việc các công ty đi ăn cắp ý tưởng được coi là “không thành vấn đề”, thậm chí công ty nào không đi “vay mượn ý tưởng”, công ty đó chấp nhận bị tụt hậu.

Trong cuốn sách “Trung Quốc trong 10 từ” của tác giả Yua Hua, một từ được nhắc đến nhiều nhất và quan trọng nhất đó là “nhái”. Một đoạn trong quyển sách  viết:“Ngay sau khi một chiếc điện thoại di động nhái làm mưa làm gió tại Trung Quốc, những chiếc camera kỹ thuật số nhái, máy MP3 nhái, máy game console nhái, những sản phẩm ăn cắp bản quyền và bắt chước ồ ạt ra đời. Những thương hiệu nhái nhanh chóng mở rộng sang các sản phẩm như mỳ tôm, soda, sữa, thuốc, chất tẩy rửa, giày thể thao và từ ‘nhái’ đã xâm nhập sâu sắc vào từng lĩnh vực cuộc sống của người dân Trung Quốc”.Rất nhiều công ty công nghệ Trung Quốcnhái lại các sản phẩm, thương hiệu của nước ngoài và  đến lượt các công ty trong nước cũng tự nhái lại nhau.

Trở thành người đầu tiên ở bất cứ lĩnh vực công nghệ mới nào tại Trung Quốc cũng chẳng khác gì “tự thắt cổ mình”. Bởi chẳng ai biết người tiêu dùngsẽ phản hồi thế nào, hay chính phủ muốn quản lý lĩnh vực đó ra sao. Chờ đợi và sao chép kết quả của một kẻ khác nhưng làm tốt hơn thường là một con đường an toàn và thành công hơn. Bạn không chỉ tránh được những nguy cơ mà lại còn có thể tự do lặp lại ý tưởng bạn đã biết rõ là nó thành công như thế nào.

Các doanh nghiệp Trung Quốc phải sao chép các công ty nước ngoài, bởi họ biết rằng ý tưởng đó sẽ thành công. Nhìn vào thành công của các công ty công nghệ Mỹ giống như bạn đang nhìn vào tương lai của Trung Quốc. Một mô hình đã thành công tại Mỹ rất có thể sẽ thành công tại Trung Quốc trong một vài năm sau. Và vì thế chẳng tội gì các công ty Trung Quốc không nhái khi quả cầu thủy tinh báo trước tương lai đã bảo họ rằng: thành công là con đường đó, chỉ cần chờ đợi vài ba năm nữa thôi. Công ty Trung Quốc nào từ chối việc “sao chép” thường là những công ty bị tụt hậu.

Thái độ bất biến của người Tàu là không xấu hổ khi đi “ăn cắp ý tưởng”. Việc sao chép sản phẩm, công nghệ của công ty khác tại Trung Quốc ít rủi ro hơn so với hành động tương tự tại Mỹ. Bởi “nhà nhà sao chép, người người sao chép” nên việc sao chép ở Trung Quốc cũng không bị kỳ thị ghê gớm. 

Trở lại việc Tổng thống Trump ký sắc lệnh trừng phạt Trung Quốc: Tháng 11/2015, Văn phòng giám đốc tình báo quốc gia Mỹ đánh giá Mỹ chịu thiệt hại 400 tỷ USD mỗi năm vì tình trạng bị đánh cắp bí mật thương mại.

Liên minh châu Âu (EU), Nhật, Đức và Canada cũng đã bày tỏ lo ngại về hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc.

Ông Trump gọi sắc lệnh vừa ký là “bước đi rất lớn”, nhưng nhấn mạnh “đây mới là bắt đầu”.

Các nhà phân tích trong tổ chức tư vấn chính trị Eurasia Group cho rằng quyết định điều tra hàng hóa Trung Quốc cho thấy chính quyền Mỹ từng quyết ưu tiên hợp tác với Trung Quốc để giải quyết vấn đề Triều Tiên.

“Dù đúng hay sai, Nhà Trắng tin rằng việc thực hiện những hành động thương mại cứng rắn chống lại Trung Quốc sẽ làm tổn hại đến quan hệ hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên. Quyết định này cho thấy tính đến nay quan hệ với Trung Quốc đã được ưu tiên hơn bất kỳ vấn đề nào”, các nhà phân tích của Eurasia viết trong bản ghi chú đưa ra hôm 14/8.

Sắc lệnh của Tổng thống Mỹ đã “phủ mây đen” lên mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Phản ứng của  Bắc Kinh sau sắc lệnh  của ông  Trump, Tân Hoa Xã cho biết, các nhà xuất khẩu Trung Quốc có thể là những đối tượng đầu tiên chịu thiệt hại do các biện pháp trừng phạt thương mại của Mỹ, song các ngành công nghiệp và hộ gia đình Mỹ sẽ sớm cảm nhận “nỗi đau này”.Tân Hoa Xã nhấn mạnh Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết mọi bất đồng giữa hai nước thông qua con đường đối thoại. 

Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ hy vọng Đại diện Thương mại Mỹ sẽ tôn trọng thực tế và hành động thận trọng. Nếu phía Mỹ không tôn trọng các sự thực cơ bản và các quy định về thương mại đa phương, có các hành động gây tổn hại tới quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại giữa hai nước, Trung Quốc sẽ có các biện pháp đáp trả phù hợp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

RELATED ARTICLES

Tin mới