Saturday, November 16, 2024
Trang chủĐiểm tinQuốc gia bí ẩn ở Bắc Âu sẽ giúp Mỹ hóa giải...

Quốc gia bí ẩn ở Bắc Âu sẽ giúp Mỹ hóa giải “lò lửa” Triều Tiên

Nếu Trung Quốc không có thiện chí trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên, Mỹ hoàn toàn có thể nhờ cậy đến quốc gia này…

Cựu Thủ tướng Thụy Điển Göran Persson và cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Il.

Thụy Điển: Vị cứu tinh vào phút 89?

Một đất nước nhỏ bé ở Bắc Âu có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên. Quốc gia này chính là Thụy Điển.

Theo tờ The Local, Stockholm và Bình Nhưỡng đã có quan hệ hữu hảo từ những năm 1970. Thụy Điển cũng là quốc gia phương Tây đầu tiên mở đại sứ quán tại Triều Tiên.

Về cơ bản, hai quốc gia đã có một mối quan hệ kéo dài yên bình suốt nhiều thập kỷ. Tính đến năm 2001, Thụy Điển là nước duy nhất ở phương Tây có sự hiện diện ngoại giao không bị gián đoạn với Triều Tiên.

Quay trở lại những năm 1970, Chính phủ Thụy Điển khuyến khích các công ty như Sanvik, SKF và tập đoàn sản xuất xe hơi nổi tiếng Volvo tìm kiếm cơ hội làm ăn ở Triều Tiên như một thị trường tiềm năng mới.Một trong những lý do khiến hai quốc gia ở hai châu lục gần gũi với nhau được xuất phát từ vấn đề kinh tế.

Tuy nhiên, kế hoạch ở Bình Nhưỡng đã không thuận lợi đối với Thụy Điển như mong đợi và hợp đồng xuất khẩu 1.000 chiếc Volvo 144 hiện vẫn chưa được phía Triều Tiên xử lý.

Bên cạnh đó, một lý do khác đến từ chính sách trung lập truyền thống của Thụy Điển. Không giống như thái độ thù địch của một số quốc gia phương Tây, Stockholm chưa bao giờ lên tiếng chỉ trích chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng.

Năm 2001, cựu Thủ tướng Göran Persson trở thành nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên đến thăm quốc gia Đông Bắc Á, khi dẫn đầu phái đoàn EU đến Bình Nhưỡng để đàm phán với cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Il.

Theo The Local, mối quan hệ của Thụy Điển với CHDCND Triều Tiên hiện tại chủ yếu nổi bật bởi các hoạt động viện trợ nhân đạo.

Thụy Điển viện trợ khoảng 40 triệu kronor (khoảng 5 triệu USD) mỗi năm và là một trong những quốc gia ủng hộ tài chính lớn nhất dành cho Triều Tiên.

Ngoài ra, Thụy Điển cũng giữ vai trò bảo vệ một số quyền lợi của công dân Mỹ ở Triều Tiên, giống như vai trò tương tự đối với Canada và Australia.

“Đại sứ quán của chúng tôi ở Triều Tiên có sự hiện diện lâu đời. Sự hiện diện của chúng tôi ở Triều Tiên cho phép Thụy Điển tham gia vào các cuộc đối thoại, tương tác với vai trò rất nghiêm túc”, Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom nói trong một tuyên bố hồi tuần trước.

“Đóng băng kép”, giải pháp chưa có đáp án

“Có một tiềm năng thực sự để Thụy Điển hoạt động như một quốc gia trung gian hỗ trợ trong các cuộc thảo luận”, chuyên gia Niklas Swanstrom, người đứng đầu viện Chính sách An ninh và Phát triển có trụ sở ở Triều Tiên nói với tờ The Local.”Đóng băng kép”, giải pháp chưa có đáp án

“Thụy Điển và Mỹ có mối quan hệ hợp tác tốt trong vấn đề Triều Tiên”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Ngoài ra, Thụy Điển đã chứng minh một cách hiệu quả vai trò của mình, khi hỗ trợ Mỹ đưa một số công dân nước này bị bắt giữ tại Triều Tiên trở về nước. 

Thực tế cho thấy, với tình hình quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên ngày một căng thẳng, không chỉ có các bên liên quan như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc mới coi trọng diễn biến cuộc khủng hoảng ở Đông Bắc Á.

Một số quốc gia châu Âu, gần đây nhất là Đức cũng đã bắt đầu lên tiếng trấn an tình hình, đồng thời bày tỏ lập trường hướng tới việc giảm leo thang ở bán đảo Triều Tiên.

Trong tuyên bố hôm 16/8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho hay, Berlin thấu hiểu, ủng hộ đề xuất giải pháp “đóng băng kép” do Trung Quốc đưa ra, nhằm giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Hồi tháng 6, một kịch bản “đóng băng kép” đã được Bắc Kinh đề xuất và Moscow hậu thuẫn. Theo đó, Triều Tiên sẽ chấm dứt thử nghiệm tên lửa, hạt nhân, đổi lại các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn Quốc sẽ dừng lại.

Sáng kiến ​​này đã bị Washington từ chối. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn chưa đưa ra phản hồi chính thức.

RELATED ARTICLES

Tin mới