Friday, October 18, 2024
Trang chủĐàm luậnTừ vụ ăn cướp Hoàng Sa năm 1974 đến việc huấn luyện...

Từ vụ ăn cướp Hoàng Sa năm 1974 đến việc huấn luyện bắn đạn thật

Ngày 5/9, trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề nêu trên, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông”.

Sơ đồ khu vực quân đội TQ huấn luyện bắn đạn thật.

Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam một lần nữa khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.

Hoàng Sa từ thời thượng cổ đã thuộc VIệt Nam. Chuyện tưởng chẳng có gì phải bàn cãi. Thế nhưng suốt 43 năm qua Trung Quốc đã ăn cướp quần đảo này và tự nghĩ ra cái tên Tây Sa (!).

Chính Tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã có lần đăng bài viết thừa nhận công khai việc Mao Trạch Đông chỉ đạo quân đội dùng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Chẳng ai lạ gì chuyện lừa dối của chính quyền Trung Quốc đã có từ thời Đông Chu liệt quốc. Họ biến con người thành những con cừu, chỉ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. Truyền thông Trung Quốc là hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh, chỉ phục vụ ý đồ chính trị của giới cầm quyền.

Vào năm 1974, Trung Quốc liên tiếp có những động thái leo thang lấn lướt trên thực địa và đẩy mạnh chiến dịch truyền thông hòng bóp méo sự thật về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông. Chính tờ Tân Hoa Xã đã “tự vạch trần” âm mưu này: “Năm 1974 Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà hiện nay giới truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn đang bóp méo sự thật lịch sử với tên gọi “cuộc chiến phản kích tự vệ trên biển”?!

Trước sự làm ngơ của Mỹ, Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa – bộ phận lãnh thổ của Việt Nam để từng bước kiểm soát biển Đông. Trung Quốc ngang ngược nhận vơ Hoàng Sa, Trường Sa là của mình. Chính quyền miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam  lúc đó đã bác bỏ những cáo buộc phi lý của Bắc Kinh.

Trước âm mưu của Bắc Kinh xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 15/1/1974 Chính quyền miền Nam Việt Nam đã phái 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và Nguyệt Thiềm) thuộc quần đảo Hoàng Sa để tăng cường phòng thủ và dội pháo vào đảo Hữu Nhật, nơi phía Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.

Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của miền Nam Việt Nam đã giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh. Ngay trong đêm 17/1/1974, Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân Trung Quốc, sau đó cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa. Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: “Đồng ý!” giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Đặng Tiểu Bình khi đó mới được phục chức sau 7 năm bị “đày ải” đã  chỉ huy dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1 quân Trung Quốc nổ súng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, quân Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm hải quân miền Nam Việt Nam, và cưỡng chiếm trái phép hoàn toàn Hoàng Sa của Việt Nam.

Trung Quốc đã dùng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay chính phủ Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974 và đến năm 1988 lại lén đánh chiếm một số bãi đá để có chỗ đứng chân tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Biết mình là kẻ đi ăn cướp, Trung Quốc luôn rêu rao  “chứng cứ lịch sử” với đường 9 đoạn đứt khúc tự họ vẽ ra.

Bài báo của Tân Hoa xã đã tự thừa nhận việc Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới