Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển đã khuấy động dư luận tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông bằng chuyến thăm của ông nhằm khẳng định chủ quyền về vùng đảo vào đầu tháng 2 năm 2008. Cả Đài Loan và Trung Quốc đều khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc – Đài Loan
Vậy mà chuyến thăm của ông đã được phụ hoạ bằng kế hoạch cùng nghiên cứu và thực hiện các công việc khác trong tương lai bởi các bên đang yêu sách về vùng đảo, tuy nhiên chuyện đó còn những khó khăn cho việc thực hiện do những lý do ngoại giao, nhấn mạnh tới một lợi ích quan trọng trong sự dính líu của Đài Loan tại khu vực – nó thực sự khẳng định sự hiện diện của Đài Loan giữa các láng giềng quanh vùng biển Đông Nam Á và Trung Quốc.
Các nước láng giềng, bao gồm Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc có những tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa ở phía Bắc Biển Đông; Việt Nam, Đài Loan, Brunei, Philippines, Malaysia và Trung Quốc có những tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa tại phía Nam.
Đảo Ba Bình (Taiping-Itu Aba) – đảo lớn nhất thuộc các đảo của Trường Sa (0,18 dặm vuông) và cách Đài Loan khoảng 1000 dặm về phía tây nam – cùng với quần đảo Trung Sa (Tungsha-Pratas) – cách Đài Loan khoảng 260 dặm về phía tây nam – nằm dưới sự kiểm soát của Đài Loan từ năm 1956 với sự hiện diện về quân sự, điều kiện thuận lợi và các đơn vị hành chính nhằm bảo vệ cho những tuyên bố về lãnh thổ của mình.
Vào ngày 2/2/2008, Tổng thống Trần Thủy Biển đã đáp chuyến phi cơ vận tải Quân sự C-130 và – là lần đầu tiên một tổng thống Đài Loan – đáp xuống Đảo Ba Bình, được nối tiếp bởi một chuyến thị sát tới đảo Trung Sa vào ngày 10/2/2008, là chuyến đi thứ ba thuộc loại đó của Trần Thủy Biển kể từ khi nhậm chức năm 2000. Các bên khác có yêu sách chủ quyền với Trường Sa đã tuyên bố quan ngại của mình trước việc Đài Loan chủ động cho xây dựng một đường băng với đường dẫn bằng bê tông dài 3.800 bộ, rộng 100 bộ trên đảo Ba Bình, bắt đầu vào năm 2005.
Đài Loan quả quyết rằng đường băng là để bổ sung thêm cho các điều kiện canh gác bờ biển trên đảo trong tình huống khẩn cấp và các hoạt động cấp cứu nhân đạo. Các nhà sinh thái và một số nhà lập pháp của đảng đối lập Trung Hoa Dân quốc [Kuomingtang-KMT] đã chỉ trích kế hoạch của chính phủ trong việc xây dựng đường băng trên Đảo Ba Bình, trong khi những người đề xướng cho việc này lập luận rằng nó sẽ tăng cường cho sự khẳng định chủ quyền từ lâu của Đài Loan đối với những hải phận bị tranh chấp và yêu sách hợp pháp đối với chủ quyền lãnh hải.
Đài Loan là một trong những quốc gia đòi chủ quyền đã thiết lập lần đầu tiên một sự hiện diện quân sự và sử dụng quyền pháp lý hữu hiệu trên quần đảo Trường Sa kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.Trung Quốc, kẻ chậm chân trong cuộc đua tranh đảo này, đã khởi động cuộc chiếm đóng của mình trên đảo Đá Chữ Thập [Yongshu Jiao-Fiery Cross] năm 1988.
Trong mấy thập niên, các học giả và nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát biểu ý kiến không chính thức đánh giá cao Đài Loan trong việc bảo vệ Đảo Ba Bình bằng cách duy trì hoạt động tuần tra liên tục trên Biển Đông trước khi Bắc Kinh đặt bước chân đầu tiền của mình lên Trường Sa. Tuy nhiên, việc quản lý của Đài Loan qua chính sách của họ đối với vùng Biển Đông không hề gây ấn tượng mạnh.
Chính sách của Đài Loan đối với vùng Biển Đông từ những năm 1970 đến 1990 có thể được diễn tả như là một sự tự kiềm chế và ôn hòa. Khi những đảo đã được chính quyền Đài Loan tuyên bố chủ quyền bị xâm chiếm bởi các nước đòi chủ quyền khác, thì Đài Loan đã không có những động thái quân sự cụ thể mà chỉ đơn giản đưa ra những công hàm ngoại giao để kháng nghị về hành động xâm phạm vào lãnh thổ của mình.
So sánh với đường băng được Việt Nam xây dựng trên Đảo Nam Yết, của Malaysia trên Đảo Đá Hoa Lau và Philippines trên Đảo Chungye Dao, Đài Loan và Trung Quốc là hai nước duy nhất đòi chủ quyền nhưng không duy trì đường băng tại Trường Sa cho tới năm 2007. Đài Loan đã không tăng cường khả năng quân sự của mình trên Đảo Ba Bình cho tới khi Trung Quốc và Việt Nam đã làm việc này từ năm 1988, năm mà Trung Quốc xâm lược Trường Sa bằng một trận đánh với hải quân Việt Nam.
Trong hai năm 1999-2000, Đài Loan đã gây ngạc nhiên cho nhiều nước khi tuyên bố rằng họ đã giảm bớt sự hiện diện về quân sự trên đảo Ba Bình và Paratas Island. Vào lúc cao điểm, số quân sĩ trú đóng đạt tới 500. Tháng 2 năm 2000, quyền quản lý các đảo này được chuyển từ Bộ Quốc Phòng sang Cơ quan Tuần Duyên. Sau đó, Đài Loan cũng đã giảm bớt số lượng tàu thuyền trú đóng trong vùng quần đảo này, nhưng lại tăng thêm một số nhân sự bảo vệ bờ biển để giải quyết những xung đột đánh bắt hải sản trong vùng biển quanh đó và đánh giá tình hình bố phòng an toàn ở đây.
Đài Loan vẫn duy trì và hoạt động lực lượng không quân và vũ khí hạng nặng của mình tại vùng đảo này, mặc dù chỉ có 10 binh sĩ trú đóng trên đảo – cộng với 190 nhân sự canh phòng duyên hải – so với 90 của Malaysia, 100 của Philippines, 600 của Trung Quốc và 2000 của Việt Nam. Động thái của Đài Loan giảm bớt số quân trên các đảo không phải để đáp lại các bên đòi chủ quyền ở đây, những nước đã không biểu lộ chút thiện ý nào để bước tới cùng với Đài Loan tìm kiếm một cách giải quyết hòa bình cho khu vực.
Trái với cái ý niệm sai lầm được Trung Quốc theo đuổi rằng Đài Loan đang gặp khó khăn và đã trả giá cho việc đòi hỏi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này với Trung Quốc hay với ASEAN cốt để khẳng định vị trí của Đài Loan chỉ như một tỉnh của mình, những động thái có tính chiến thuật của Đài Loan chủ yếu vì sự thiếu vắng một chiến lược tổng quát đối với vùng Biển Đông và một cấu trúc phòng thủ hợp lý. Các nhà phân tích an ninh quốc phòng ở tất cả các cấp đã phê phán quyết định của chính phủ và tha thiết hối thúc chính phủ Đài Loan hãy tái kiểm chính sách rõ ràng đã sai lầm của họ.
Việc xây dựng một đường băng nhằm làm bệ đỡ cho tuyên bố chủ quyền của Đài Loan và sự chiếm đóng có hiệu quả tại Đảo Ba Bình về lâu về dài là một dự án ưu tiên theo nhìn nhận của các nhà phân tích an ninh tại Đài Loan. Tổng thống Trần Thủy Biển lần đầu tiên nên lên ý tưởng ghi dấu Đài Loan như là một quốc gia trên biển vào năm 2000, mặc dù tiêu điểm chính của ông không phải là Biển Đông mà là mối quan hệ với Trung Quốc qua Eo Biển Đài Loan.
Chỉ sau khi Trần Thủy Biển tái cử vào năm 2004 và việc đưa ra bản Báo cáo về An ninh Quốc gia năm 2006, chính quyền của Đảng Dân Tiến (DPP) mới bắt đầu nhấn mạnh tới sự quan trọng của những lợi ích trên biển, vấn đề được coi như là một trong những mối quan ngại to lớn về an ninh mà quốc gia này phải đối mặt.
Bản báo cáo thúc giục chính phủ nâng cao vị thế đối với những quyết nghị về các vấn đề trên biển – chế biến và “tận dụng các nguồn tài nguyên biển cho sự phát triển lâu dài, phối hợp hành động cùng các quốc gia dân chủ trên vùng biển, và cùng nhau đáp trả những thách thức trên biển”. Thế rồi, cái quyết định – tạo nên phần chính yếu cho vấn đề Biển Đông cũng được chuyển từ Bộ Nội vụ sang cho Hội đồng An ninh Quốc gia vào năm 2006.
Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc và tiện nghi cho bến cảng trên hai đảo này, chính phủ Đài Loan còn mở ra tại Đảo Trung Sa tuyến du lịch thuê bao và xây dựng tại đảo một công viên quốc gia thứ sáu của Đài Loan vào năm 2007. Tổng thống Trần Thủy Biển đã thăm Trung Sa trong ba chuyến đi, lần thứ nhất vào tháng 12 năm 2000 rồi tháng 7 năm 2005 và cuối cùng là vào tháng 2 năm 2008. Sự điều chỉnh lại trong khâu quản lý từ Bộ Quốc phòng sang Cơ quan Tuần Duyên có thể giúp cho việc phát triển cơ sơ hạ tầng tại hai đảo Paratas và Ba Bình từ năm 2000 được mềm dẻo hơn.
(Còn tiếp)