Friday, October 18, 2024
Trang chủĐàm luậnTam giác TQ-Đài Loan-Philippines trong vấn đề Biển Đông (Phần 4)

Tam giác TQ-Đài Loan-Philippines trong vấn đề Biển Đông (Phần 4)

Việt Nam cho rằng đó là “một hành động leo thang cực kỳ nghiêm trọng, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ tại quần đảo Trường Sa, gây nên tình trạng căng thẳng và rắc rối thêm trong khu vực. Đài Loan phải chịu trách nhiêm hoàn toàn đối với mọi hậu quả do hành động của họ gây ra”.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu [Liu Jianchao] đã tránh bình luận trực tiếp về chuyến đi trước đó của Tổng thống Trần Thủy Biển tới Đảo Ba Bình, và chỉ tuyên bố rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên vùng quần đảo Nam Sa và vùng biển liền kề. Đài Loan là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc mong muốn giải quyết các tranh chấp tại vùng Biển Nam Trung Hoa thông qua sự trao đổi thân thiện với các nước liên quan và cùng với họ bảo vệ hòa bình và ổn định cho khu vực”.

Trung Quốc đã giữ quan điểm khiêm tốn không mang tính đặc trưng trong sự giải thích thông thường của nó rằng mọi đường băng hay phương tiện trên vùng Biển Đông được Đài Loan xây dựng cũng thuộc về Trung Quốc. Tính toán của Bắc Kinh là đường băng sẽ gián tiếp trợ giúp cho sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực mặt đối mặt với các nước ASEAN khác đang có yêu sách chủ quyền.

Trung Quốc đã thiết lập Học viện Nhà nước Nghiên cứu về Biển Đông tại tỉnh đảo Hải Nam như là một tiêu điểm cho mọi liên hệ – và như một đối tác cho những thảo luận về vấn đề Biển Đông – với Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Trường Đại học Quốc gia Chengchi ở Đài Loan. Các đại biểu từ Học viện Nhà nước đã thăm viếng Đài Loan tháng 11 năm 2007 và trong các cuộc thảo luận đã biểu lộ không có mối quan ngại lớn trong vấn đề xây dựng đường băng trên Đảo Ba Bình.

Họ còn tránh tiết lộ bất cứ những bước phát triển đã qua nào giữa Trung Quốc và ASEAN trong việc hoàn thành bản Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông, mặc dù nó đã được bày tỏ rằng nếu như một nước có yêu sách chủ quyền nào lờ đi chính quyền Đài Loan ở Đài Bắc trong những cuộc đàm phám, thì Trung Quốc sẽ sẵn sàng trao đổi và đáp lại những câu hỏi từ Việt Nam và Philppines trên những vấn đề liên quan tới đường băng này bởi một Thỏa thuận ba bên cùng Nghiên cứu Địa chấn Biển năm 2005.

Việt Nam cho đến lúc này đã đưa ra phản ứng cứng rắn nhất đối với vấn đề đường băng trên Đảo Ba Bình, chủ quyền của Việt Nam. Sau thành công của chuyến C-130 vận tải quân sự của Đài Loan bay thử tới đảo vào ngày 24/1/2008, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng đã công khai nhấn mạnh là Đài Loan “phải ngừng ngay hành động này không được có những hành động vi phạm tương tự”. Ngày 2/2/2008, Lê Dũng nói Việt Nam hơn nữa “lên án chuyến viếng thăm của người lãnh đạo Đài Loan Trần Thủy Biển đến Đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa”.

Việt Nam tin rằng đó là “một hành động leo thang cực kỳ nghiêm trọng, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ tại quần đảo Trường Sa, gây nên tình trạng căng thẳng và rắc rối thêm trong khu vực. Đài Loan phải chịu trách nhiêm hoàn toàn đối với mọi hậu quả do hành động của họ gây ra”.

Philppines coi vụ đường băng của Đài Loan trên Đảo Ba Bình như là một vấn đề có tính ngoại giao và chính trị hơn là sự kiện có tính quân sự. Bộ trưởng Ngoại giao Alberto Romulo chính thức đưa ra lời phát biểu bày tỏ “mối quan ngại đối với sự tiến triển được loan báo này, nó đã chống lại những nỗ lực của các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông trong việc cùng nhau đạt được hòa bình và ổn định trong khu vực phù hợp với bản Tuyên bố chung về nguyên tắc ứng xử trong vùng Biển Nam Trung Hoa”.

Bộ trưởng Romulo cũng tuyên bố “tiếc rằng Đài Loan đang thường xuyên nhắm tới điều có thể được coi như một sự thiếu trách nhiệm về chính trị gây bất lợi cho những người dân Đài Loan yêu chuộng hòa bình”.

Đài Loan và Philippines đã đưa ra đề nghị trợ giúp nhau trong những nhu cầu khẩn cấp trong vùng đảo đang tranh chấp. Ví dụ, thông qua sự sắp xếp của Tổ chức Chữ thập Đỏ và hợp tác cấp cứu, máy bay của Philippines đã một lần bay qua Đảo Ba Bình để thả thuốc men cứu trợ xuống cho các nhân viên Tuần Duyên Đài Loan. Tháng 11 năm 2007, chính phủ Philppines đã nhờ Đài Loan giúp đỡ tìm kiếm toán quân tập trận S211 bị mất tích trong những cuộc thao diễn trong vòng 50 hải lý về phía bắc Đảo Ba Bình.

Mặc dù trong sự thiếu vắng những thỏa thuận theo đúng nghi thức cho việc hợp tác chính thức với các nước yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, Đài Loan từ lâu đã tiến hành tập trận có hạn chế tại khu vực tranh chấp, và Đài Loan có thể muốn trở thành bên tham dự và ký kết vào bản Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Đài Loan ủng hộ cho ý tưởng tạm thời xếp lại những tranh chấp chủ quyền để tìm cách cùng phát triển, quản lý và giữ ổn định trên vùng Biển Đông.

Năm 1995, khi đó – Tổng thống Lý Đăng Huy của Đài Loan đã đề nghị cho một Công ty Phát triển Biển Đông có số vốn 10 tỉ USD được thành lập, với những lợi ích của nó từ các hoạt động được sử dụng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các nước ASEAN. Trong lúc các nước có yêu sách chủ quyền đang tập trung chú ý của mình vào vấn đề đường băng, họ đã không bình luận gì về cái gọi là Sáng kiến Trường Sa chỉ được công bố bởi Tổng thống Trần Thủy Biển tại quần đảo Trường Sa, qua đó Đài Loan có thể đóng góp cho hòa bình trên vùng đảo này.

Trong bốn điểm được nhấn mạnh tại Sáng kiến Trường Sa của Trần Thủy Biển, trước hết ông cam kết rằng Đài Loan sẵn sàng chấp nhận trên nguyên tắc bản Tuyên bố về việc Hướng dẫn những Ứng xử trong vùng Biển Đông, và ông ủng hộ cho những biện pháp hòa bình trong việc giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và pháp lý.

Thứ hai, Trần Thủy Biển đề nghị rằng các nước đã quan tâm đến một thỏa thuận hãy công nhận khu vực này như một vùng bảo vệ sinh thái nơi mà việc khai thác tài nguyên cạn kiệt sẽ bị ngăn cấm.

Thứ ba, Trần Thủy Biển đưa ra một kế hoạch cho các nhà sinh thái và môi trường quốc tế quản lý việc nghiên cứu trong một cơ sở chính quy quanh khu vực Đảo Trung Sa, Đảo Ba Bình, và Đá Chữ Thập nằm ở giữa Đảo Ba Bình và Đảo Đá Sơn Ca do Việt Nam trấn giữ.

Thứ tư, Trần Thủy Biển cổ vũ cho một sự thiết lập một trung tâm phi chính phủ nghiên cứu Biển Đông dùng làm kênh ngoại giao thứ hai nhằm giảm bớt sự căng thẳng trên vùng Biển Đông.

Vào ngày 10/2/2008, Trần Thủy Biển đã sửa soạn công phu trong ý kiến của mình về việc thiết lập một khu vực bảo tồn sinh thái biển ở vùng Biển Đông, được đóng tại Micronesia Challenge, nơi khởi đầu cho hiệp ước ngoại giao Paula của Đài Loan tại Nam Thái Bình Dương để “duy trì trên thực tế ít nhất 30% hải quân gần bờ và 20% tài nguyên trên mặt đất trên toàn khu vực Micronesia vào năm 2020”.

Sáng kiến Trường Sa của Trần Thủy Biển có thể chứng tỏ là rất khó được thực hiện đầy đủ một khi Đài Loan không có được những mối ràng buộc ngoại giao với các nước có yêu sách chủ quyền khác. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể tìm thấy lợi ích của họ trong việc phối hợp với Đài Loan trong những dự án hợp tác chung trên Biển Đông, mặc dù nó sẽ là một cơ sở ưu tiên thứ hai hơn là những nỗ lực đưa Đài Loan vào một nhóm thuộc chương trình hợp tác đa biên.

Đài Loan không mấy lo lắng về khả năng Trung Quốc hoặc các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền khác sẽ sử dụng vũ lực tấn công Đảo Ba Bình. Trung Quốc khó có thể bào chữa cho việc sử dụng hành động quân sự tiến chiếm Đảo Ba Bình trong khi những nước có yêu sách chủ quyền khác đang chiếm đóng trên những đảo mà Trung Quốc có yêu sách chủ quyền. Họ cho rằng Việt Nam đề phòng chuyện chọc giận các đơn vị đồn trú của Đài Loan vì e rằng họ có thể mời lực lượng quân sự của Trung Quốc đáp trả. Đài Loan hiểu rằng rất khó khăn trong việc bảo vệ hiệu quả Đảo Ba Bình và một đường băng có thể giải thích cho những cố gắng của họ nhằm đóng lại cái lỗ hổng an toàn. Với công trình đường băng tại Ba Bình, Đài Bắc có thể xem xét lại sự thiếu chú ý của họ dành cho vùng Biển Đông.

Một cơn khủng hoảng trên eo biển Đài Loan có thể rất dễ dàng gây bùng nổ một hiệu ứng dây chuyền và những căng thẳng leo thang trên vùng Biển Đông. Ví dụ, trong những kịch bản rất hiện thực của những cuộc đối đầu quân sự được phác họa tại các vòng cung phòng thủ của Đài Loan, có một mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể khởi sự một cuộc phong tỏa lâu dài các tuyến trên biển của hệ thống thông tin liên lạc Tây Nam Đài Loan.

Nếu như có sự lo sợ nào đó, Đài Loan bị Trung Quốc thâu tóm, Trung Quốc từ đó sẽ chiếm giữ hai hòn đảo lớn nhất trên Biển Đông. Nếu điều đó xảy ra, có lẽ sẽ là quá muộn cho các nước trong khu vực Đông Nam Á để nhận ra rằng Đài Loan hay sự hiện diện quân sự của nó trên vùng Biển Đông có thể, trên thực tế, chỉ là cái miếng đệm giữa họ và lực lượng quân sự của Trung Quốc mà thôi.

RELATED ARTICLES

Tin mới