Ngày
18/02/2011 tại Singapore, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore tổ chức Hội thảo
chủ đề “ASEAN và tranh chấp Biển Đông” với sự tham dự của nhiều học giả, nhà
nghiên cứu Biển Đông của Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam,
Philippines, Indonesia, Malaysia. Hội thảo còn thu hút sự tham dự của trên 100
chuyên gia, cán bộ ngoại giao các nước ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan và các phóng
viên quốc tế.
thảo được tổ chức dưới hình thức tham luận và hỏi đáp, bao gồm 5 phiên họp: (1)
Khái quát, (2) Quan điểm của ASEAN đối với Biển Đông, (3) Lập
trường của Trung Quốc, (4) Lập trường của Đài Loan và các nước ASEAN
có yêu sách, (5) Lợi ích của các nước khác. Tham luận tại Hội thảo,
các diễn giả đều khẳng định Biển Đông gắn liền với lợi ích kinh tế, an ninh,
hòa bình và ổn định trong khu vưc; đồng thời khẳng định ASEAN đóng vai trò quan
trọng trong việc tổ chức các diễn đàn và thúc đẩy các bên liên quan đối thoại,
tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Nhiều
học giả các nước tham dự Hội thảo đều khách quan phản đối “đường lưỡi bò” của
Trung Quốc, cho rằng “đường lưỡi bò” không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc
về Luật biển 1982, bản đồ “đường lưỡi bò” lần đầu tiên xuất hiện trong một văn
bản chính thức của Trung Quốc là trong hồ sơ đăng ký chủ quyền lãnh hải trình
lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc năm 2009 và theo Gs. Robert
Beckman (Đại học Quốc gia Singapore) thì “đường lưỡi bò” đã gây ra một sự ngờ
vực đối với nhiều nước về bản chất của các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông”.
Về khái niệm “các vùng nước gần kề”, Ts. Hasjim Djalal (Giám đốc Trung tâm
nghiên cứu Đông Nam Á, Indonesia)
cho rằng khái niệm này không có trong các văn bản pháp lý liên quan vấn đề biển
đảo và chủ quyền biển, đồng thời phản bác cách hiểu và diễn giải của Trung Quốc
về khái niệm này.
Trong khi đó 02 học giả Trung
Quốc là Vương Hàn Lĩnh và Lý Minh Giang trình bày 02 tham luận về “Lập trường
của Trung Quốc đối với một số vấn đề của Biển Đông” và “Bối cảnh thay đổi chính
sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông”. Những học giả này biện hộ
rằng Trung Quốc có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa; tuy nhiên, không dám đề cập tới bản đồ “đường lưỡi bò”; đưa ra
giải pháp kêu gọi “thông qua đàm phán song phương giữa các bên có liên quan để
giải quyết tranh chấp”. Vương Hàn Lĩnh còn cho rằng tranh chấp Biển Đông chỉ có
thể giải quyết bằng con đường đàm phán song phương giữa Trung Quốc và từng nước
ASEAN, không nên để bên ngoài can dự, lợi dụng kích động. Khi các học giả chất
vấn “bên ngoài” là đối tượng cụ thể nào thì Vương Hàn Lĩnh loanh quanh né tránh
không trả lời khiến cả khán phòng cùng cười lớn./.