Wednesday, November 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnPháo M777 nổ lộ ra linh kiện TQ

Pháo M777 nổ lộ ra linh kiện TQ

Trong khi điều tra pháo M777 phát nổ, các nhà chức tránh Ấn Độ đã biết được trên dòng pháo nước này tự phát triển có dùng linh kiện Trung Quốc.

Sau sự cố khẩu M777 phát nổ trong diễn tập bắn đạn thật của lực lượng pháo binh hồi tháng 8/2017, một cuộc điều tra đã được tiến hành để xác định nguyên nhân sự cố của lựu pháo do Mỹ sản xuất. Cựu chỉ huy pháo binh Ấn Độ, Tướng Rahul Bhonsle cho biết, sự cố này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, như đạn bị nhồi quá nhiều thuốc nổ, thậm chí là lỗi hàng loạt với các quả đạn pháo 155mm.

Tuy nhiên, trong khi điều tra về sự cố khẩu M777 không rõ vì lý do gì khiến các nhà điều tra lại tập trung vào pháo Dhanush 155mm do Ấn Độ tự phát triển và đã phát hiện ra sự thật động trời. Theo kết quả điều tra của Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI), pháo 155mm do nước này tự phát triển dùng nhiều linh kiện có nguồn gốc Trung Quốc.

NDTV dẫn nguồn tin CBI cho biết, nhiều linh kiện do Trung Quốc sản xuất với giá rẻ, núp dưới bóng “sản xuất tại Đức” đã tìm được đường vào dây chuyền sản xuất pháo Dhanush.

CBI cho biết, Dhanush là phiên bản cải tiến của pháo Bofors, vốn hoạt động rất hiệu quả trong cuộc chiến Kargil năm 1999. Tuy nhiên, không chỉ M777, khẩu pháo do Ấn Độ phát triển cũng nhiều lần phát nổ khi bắn đạn thật. Sự cố đã khiến CBI khởi tố vụ án đối với một công ty trụ sở tại Delhi về việc sử dụng linh kiện Trung Quốc.

Theo điều tra ban đầu của CBI cho thấy một nhà máy ở Jabalpur, bang Madhya Pradesh, nơi sản xuất một số khẩu pháo đầu tiên, đã chấp nhận sử dụng chi tiết quan trọng là trục xoay và một số bộ phận có xuất xứ từ Trung Quốc.

Hợp đồng đặt hàng đầu tiên của Ấn Độ tại xưởng này có từ năm 2013 với 4 trục xoay. Đến tháng 8/2014, xưởng được đặt hàng thêm hai ổ xoay. Việc chuyển hai trục xoay mỗi lần cho quân đội Ấn Độ được thực hiện vào ba dịp từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2014.

Tuy nhiên, trong quá trình dùng thử, loại pháo này đã phát sinh nhiều sự cố khác nhau mà đỉnh điểm là việc đạn bắn trúng loa hãm giật đầu nòng gây hư hỏng nặng.

Với sự cố liên tiếp trên 2 dòng pháo chủ lực của Ấn Độ, truyền thông nước này thừa nhận rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột với láng giềng Trung Quốc hoặc Pakistan, pháo binh nước này sẽ không có gì để dùng.

RELATED ARTICLES

Tin mới