Sunday, January 5, 2025
Trang chủĐiểm tinChuyên gia TQ: Sợ Bắc Kinh, Mỹ rút về cố thủ "chuỗi...

Chuyên gia TQ: Sợ Bắc Kinh, Mỹ rút về cố thủ “chuỗi đảo thứ 2”, vứt bỏ gánh nặng cho Nhật

Theo chuyên gia Trung Quốc, thực tế, Mỹ đang triển khai từng bước kế hoạch rút quân khỏi “chuỗi đảo thứ nhất” và bỏ lại ngày càng nhiều gánh nặng cho Nhật Bản.

Lính Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Mỹ

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) dẫn Kyodo (Nhật Bản) ngày 16/9 đưa tin, Tướng Kiyofumi Iwata, cựu Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiết lộ sau cuộc hội thảo tại Washington hôm 15/9 rằng, Mỹ đang nghiên cứu phương án tạm thời đưa quân về đảo Guam, nếu phát sinh xung đột quân sự với Trung Quốc trên biển Đông và Hoa Đông,

Theo đó, nhiệm vụ bảo vệ “chuỗi đảo thứ nhất” Okinawa – Đài Loan – Philippines sẽ được trao lại cho Nhật Bản.

Hoàn cầu cho biết, theo phía Tokyo, đây là chiến lược để đối phó Trung Quốc, giúp tàu sân bay Mỹ tránh bị tên lửa Đông Phong 21D (DF-21D) đánh chìm nên nếu phương án trên được thực thi, lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quân đội Mỹ.

Theo Tướng Kiyofumi Iwata, trong thời gian đầu của cuộc xung đột quân sự, quân đội Mỹ sẽ lùi về “chuỗi đảo thứ 2” – nằm ngoài tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Bắc Kinh.

Được biết, quân đội Mỹ lên kế hoạch sử dụng tàu ngầm và loạt hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên các tàu chiến để tấn công và lập vòng kiềm tỏa trên biển.

“Nếu quân đội Mỹ tạm thời rút lui khỏi chuỗi đảo thứ nhất, Nhật Bản cần phải tăng cường khả năng phòng vệ các đảo từ hướng Okinawa đến Đài Loan”, Hoàn cầu cho biết, trong bối cảnh Triều Tiên gia tăng các cuộc thử hạt nhân, ông Iwata bày tỏ sự ủng hộ khả năng tấn công căn cứ tên lửa Bình Nhưỡng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản

Ngày 17/9, trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn cầu, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, Washington luôn lưu ý vấn đề này và đang tiến hành hành động.

Theo ông này, biện pháp cụ thể nhất là rút lực lượng Thủy quân lục chiến về các căn cứ ở Guam và Australia nhằm giảm tổn thất của quân đội Mỹ trong trận chiến.

“Những năm gần đây, Mỹ đang dần rút quân, để lại ngày càng nhiều gánh nặng cho Nhật Bản”, Lý Kiệt cho rằng, về vấn đề này, Washington chỉ hành động mà ít tiết lộ ra bên ngoài.

Cũng theo ông này, Mỹ chỉ rút lui về “chuỗi đảo thứ hai” để khi cần thiết sẽ có thể nhanh chóng điều binh hỗ trợ. Do đó, trong bối cảnh này, Tokyo có khả năng phô trương thanh thế.

Đặc biệt, Mỹ sẽ giúp Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân đội và trang bị vũ khí để Tokyo có đủ khả năng gánh vác trách nhiệm an ninh khu vực, trong đó mục đích căn bản là “ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc”. Ví như, Mỹ sẽ giúp Nhật Bản trang bị tiêm kích F-35A cũng như hệ thống Aegis trên các chiến hạm.

Tuy nhiên, Lý Kiệt cho rằng, sự hỗ trợ này cũng có giới hạn, bởi Mỹ sẽ không cung cấp cho Nhật Bản hệ thống máy bay tuần tra săn ngầm mới nhất của mình. 

Ngoài ra, chuyên gia Trung Quốc cảnh báo, “dưới sự thúc đẩy của Mỹ, mâu thuẫn Trung-Nhật có khả năng tiếp tục leo thang nhưng những vũ khí trang bị lớn mạnh được tăng cường những năm gần đây như tàu khu trục lớp 055, 052D là phương tiện để Bắc Kinh đối phó với các mối đe dọa bên ngoài”.

Trước đó, tại phiên điều trần ở Hạ viện Mỹ (26/4), Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM-Mỹ), Đô đốc Harry Harris cho biết, Lầu Năm Góc có kế hoạch điều chuyển 4.000 lính thủy quân lục chiến trong số 19.000 lính đóng ở căn cứ Okinawa tới đảo Guam, trong khoảng từ năm 2024 đến 2028.

RELATED ARTICLES

Tin mới