Mang trong mình dòng
máu Việt Nam, một dân tộc luôn khát vọng hoà bình, luôn trọng tình hữu hảo, tôi
không khỏi phẫn nộ khi lướt qua những dòng chữ đầy tính hận thù và ngạo mạn được
đăng tải gần đây trên các trang mạng SPN, Tân hoa xã, Sina, Hoàn Cầu, Duệ Thương
của Trung Quốc. Tôi thật sự khó hiểu là tại sao giữa lúc Trung Quốc đang mở hết
công lực cho các kênh bang giao, cho các phương tiện thông tin đại chúng để
quảng bá mạnh mẽ cho sự “trỗi dậy hoà bình” của mình mà đâu đó vẫn còn dư địa
cho những tư tưởng “bành trướng đại Hán”, cậy thế mạnh, doạ nạt, ức hiếp các dân
tộc nhỏ, yếu hơn.
trang mạng SPN ngày 17/3 mở đầu bằng việc đắc trí khoe khoang Trung Quốc đang
trỗi dậy và đã vượt Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Điều đó không
sao. Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là ngay sau đó bài viết này lại trơ tráo
vấy lỗi cho Việt Nam
với lời lẽ hết sức xuyên tạc. Bài viết cho rằng Việt Nam lo sợ sự trỗi dậy của
Trung Quốc “có sức uy hiếp lớn nhất đối với Việt Nam” nên “phải áp dụng hành động
với Trung Quốc”, và “đã điên cuồng phát triển lực lượng không quân và hải quân”;
và rằng biết mình “không phải là đối thủ của Trung Quốc” nên Việt Nam “phải dựa
vào lực lượng bên ngoài để chống lại trung Quốc”, để “ăn trộm” được nhiều hơn tài
nguyên ở Nam Hải (Biển Đông). Chưa hết, bài viết còn doạ nạt là “Chính phủ
Trung Quốc sẽ phải có biện pháp cứng rắn hơn tại Nam Sa” (Biển Đông).
Thật là trơ tráo
hết chỗ nói! Thử hỏi ai đã rắp tâm ăn trộm, đúng hơn là ăn cướp khi ký với một
công ty của Mỹ hợp đồng năm 1992 về thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực Bãi
Tư Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam và nằm cách xa Trung Quốc hàng nghìn km?
Thử hỏi ai đang dành gần 100 tỷ Đô la Mỹ hàng năm cho chi phí quân sự, đang
cuồng điên phát triển nhiều dự án lớn cho không quân, hải quân, trong đó có Hạm
đội Nam Hải và căn cứ Tam Á? Thử hỏi ai ngày càng tăng cường diễn tập quân sự và
cho tàu tuần tiễu ở Biển Đông? Thử hỏi ai đã ngang ngược chà đạp các nguyên tắc
cơ bản của luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển năm 1982 để quấy rối và ngăn chặn các nước khác tiến hành thăm
dò và khai thắc dầu khí ở thềm lục địa của các nước đó; để cản trở và bắt giữ các
ngư dân vô tội của Việt Nam và một số nước khác đang hoạt động nghề cá bình thường
ở Biển Đông? Thử hỏi ai đã đưa ra các đòi hỏi phi lý chiếm 80% diện tích Biển
Đông và coi đó là ao, hồ của riêng mình? Thử hỏi ai đã gặp phải sự phản đối
mạnh mẽ của các nước khi tuyên bố mình có “lợi ích cốt lõi” ở Biển Đông và hung
hăng triển khai một loạt các hoạt động có tính chất lấn lướt ở Biển Đông trong
thời gian qua?
Những ai đã từng
quan tâm tới Biển Đông, đã ít nhiều trải lòng mình về các diễn biến hết sức
phức tạp và nhạy cảm ở Biển Đông đều nhận thức rõ câu trả lời và do vậy càng
thêm bất bình trước những luận điệu đầy trơ trẽn và hống hách của chủ nhân bài
viết nêu trên. Những lời doạ nạt có tính chất kích động hận thù giữa các dân
tộc của chủ nhân bài viết này không chỉ làm tổn hại tới hình ảnh đang “trỗi dậy
hoà bình” của Trung Quốc, không chỉ xuyên toạc thiện chí về Biển Đông của Việt
Nam, vu khống Việt Nam “ăn trộm” ở Biển Đông, mà còn cảnh tỉnh nhân dân các
nước đoàn kết sẵn sàng ững phó với các thách thức do Trung Quốc gây ra. Thấu
hiểu tình thế đó, mỗi người dân nước Việt chúng ta cần sát cách bên nhau, chung
sức, đồng lòng kiên cường bảo vệ hoà bình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính
đáng của chúng ta, quyết không chịu khuất phục trước mọi đe doạ và hành động
gây hấn của bất kỳ thế lực nào.
Cùng giuộc với
luận điệu của bài viết trên còn có các bài viết đăng trên trang mạng Tân hoa xã,
Sina, Hoàn Cầu, Duệ Thương của Trung Quốc ngày 18/3/2011. Các bài viết này cùng
thêu dệt rằng Việt Nam
đang “liên kết” với các nước (Mỹ, Ấn Độ) để chống lại Trung Quốc.
Tôi tin rằng không
chỉ nhân dân Việt Nam, mà nhân dân toàn thế giới đều hiểu rõ trong lịch sử quan
hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, chỉ có Trung Quốc đánh chiếm và đô hộ Việt Nam
chứ Việt Nam chưa bao giờ đánh chiếm Trung Quốc. Chỉ cần lật lại những trang sử
gần đây thôi cũng đủ để mọi người thấy rằng chính Trung Quốc là người đã nhiều
lần đưa quân xâm lấn Việt Nam, khi thì lấy cớ “giành lại Tây Sa” (Hoàng Sa)
trong những năm 1956, 1974, khi thì cao đạo “dạy cho Việt Nam một bài học”
trong chiến tranh biên giới năm 1979, khi thì viện cớ “bảo vệ Nam Sa” (Trường
Sa) để đánh chiếm một số đá của Việt Nam ở Biển Đông năm 1988. Việt Nam
luôn tìm mọi cách duy trì và vun đắp tình hữu hảo với Trung Quốc. Tư liệu lịch
sử còn ghi rõ chỉ sau khi tìm mọi cách hoà hoãn bất thành người Việt mới buộc
phải kiên cường chống lại sự xâm lược của quân Minh. Ấy vậy mà sau khi đã đại
thắng quân Minh, quân, dân Việt Nam
lại sẵn lòng hào hiệp cấp lương thảo và thuyền bè cho quân Minh rút về nước,
tiếp tục giữ bang giao hữu hảo. Thật khó có thể hiểu được luận điệu “Việt Nam
đang liên kết với nước khác để chống Trung Quốc”.
Đến đây tôi sực
nhớ lời nghi vấn của ai đó nói rằng chớ có tin những lời hoa mỹ về “cái gọi là
trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc, cần cảnh giác với những toan tính đằng sau
những lời hoa mỹ đó; rằng Trung Quốc đang dọn đường cho những phiêu lưu mới ở
Biển Đông. Phải chăng có tật giật mình nên các thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc
đang tìm cách “chuyển lửa” sang Việt Nam hòng đánh lạc hướng chú ý của dư luận
quốc tế và kiếm cớ để biện minh cho các hành động xung đột của họ khi cần
thiết./.
Diệu Linh
Comments are closed.