Ấn Độ gần đây đã phê chuẩn kế hoạch gia cố toàn bộ sân bay quân sự và nhà chứa chiến đấu cơ tại khu vực biên giới gần với Trung Quốc được cho là đề phòng nguy cơ bị đánh úp.
Máy bay tiêm kích của Không quân Ấn Độ.
Tổng kinh phí đầu tư của dự án này khoảng 750 triệu USD. Theo yêu cầu của Quân đội Ấn Độ, những nhà chứa chiến đấu cơ này phải có khả năng chịu được cuộc tấn công trực tiếp của loại bom nặng tới 908 kg.
Hiện nay những sân bay quân sự này của Ấn Độ cơ bản không nhà chứa kiên cố mà hầu hết chỉ là nhà chứa máy bay bình thường. Vì vậy, họ cho rằng việc thực hiện nâng cấp đối với các căn cứ sân bay quân sự như Dibrugarh, Hashimara và Tezpur tại khu vực biên giới gần Trung Quốc là cần thiết.
Trước đó, Công ty Tata của Ấn Độ đã tiến hành nâng cấp hiện đại hoá cơ sở hạ tầng đối với 30 căn cứ không quân của nước này, đây chính là nơi dành cho chiến đấu cơ thế hệ mới của Ấn Độ. Tại đây, có những khu chứa máy bay và công sự kiên cố đủ sức chống được loại bom 908kg được gắn trên chiến đấu cơ bình thường như J-11 của Trung Quốc.
Sau nâng cấp, tất cả nhà chứa máy bay sẽ nâng cao khả năng tồn tại trước các đòn tấn công của đối phương, nhưng ở đây vẫn còn một vấn đề, đó chính là tháp chỉ huy, trung tâm thông tin liên lạc, trạm radar, hệ thống dẫn đường và khu bảo trì, kho nhiên liệu, đường băng sân bay, trung tâm hỗ trợ hậu cần, đều chưa có được mức độ phòng vệ giống như vậy.
Nếu đối phương tấn công những mục tiêu này, ngay cả khi chiến đấu cơ của Ấn Độ rất an toàn trong nhà chứa máy bay thì chúng cũng khó duy trì được vai trò và sức mạnh chiến đấu do bản thân các công trình phục vụ chúng đã mất khả năng hoạt động.
Có ý kiến cho rằng về thực tiễn, việc Quân đội Ấn Độ tu sửa hơn 30 sân bay quân sự gần biên giới, chính là tư tưởng lạc hậu, đây là phương thức tư duy được hình thành dựa trên MiG-21 tầm ngắn đã quá lỗi thời, trong khi nhẽ ra họ phải tập trung vào làm sao để các chiến đấu cơ Su-30MKI hiện đại duy trì được sức mạnh chiến đấu liên tục và cao nhất.