Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnPHILIPPINES PHẢN ĐỐI YÊU SÁCH “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” CỦA TRUNG QUỐC

PHILIPPINES PHẢN ĐỐI YÊU SÁCH “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” CỦA TRUNG QUỐC

altNgày 05/04/2011, Phái đoàn thường trực của Cộng hòa
Philippines tại Liên Hợp Quốc đã gửi Kháng thư ngoại giao chính thức số 000223
lên Liên Hợp Quốc để bày tỏ quan điểm của họ đối với yêu sách của Trung Quốc
trên biển Đông được thể hiện trong Công hàm số
CML/17/2009.

Chúng ta vẫn còn nhớ, ngày
6 tháng 5 năm 2009, Malaysia và Việt Nam đệ trình lên Ủy ban ranh giới thềm lục
địa của Liên Hợp Quốc (viết tắt là CLCS) báo cáo chung về khu vực thềm lục địa
mở rộng tại phía Nam Biển Đông.

Ngay
sau đó, Trung Quốc đã gửi công hàm số CML/17/2009 phản đối báo cáo chung này
của Việt Nam và Malaysia, đặc biệt công hàm phản đối này có kèm theo một bản đồ
thể hiện “đường lưỡi bò” (mặc dù Trung Quốc chưa bao giờ giải thích 
“đường lưỡi bò” này là gì) với những yêu sách: “Chủ quyền không thể tranh
cãi của Trung Quốc đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế
cận, cùng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan
cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
”.

Kháng
thư của Philippines
có ba ý quan trọng:

Thứ
nhất, Philippines cũng khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo mà họ gọi là
Kalayaan Island Group (KIG) (tức quần đảo Trường Sa), Philippines cho
rằng KIG là một phần lãnh thổ của họ, và họ có chủ quyền và quyền tài phán đối
với các cấu trúc địa chất thuộc KIG.

Thứ
hai, đối với yêu sách về các “vùng biển
kế cận
” các đảo và các cấu trúc địa chất khác thì Philippines cho rằng,
theo khái niệm của Luật La Mã về “biển hạn chế” (dominium maris) và nguyên tắc “la
terre domine la mer
” (được hiểu là nguyên tắc đất thống trị biển) của luật
quốc tế thì theo đó việc thực thi chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng
nước xung quanh hoặc kế cận các cấu trúc địa chất thuộc KIG (tức Trường Sa)
phải tuân thủ các quy định của Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 (UNCLOS).

Philippines
cho rằng “trong bất cứ trường hợp nào đi
nữa thì sự mở rộng của các vùng nước kế cận các cấu trúc địa chất phải được
định nghĩa và xác định nó theo các quy định của UNCLOS, đặc biệt là điều 121
của UNCLOS
”.

Thứ
ba, Philippines
cho rằng về yêu sách đối với “các vùng
nước liên quan, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
” tại biển Đông thì các
vùng nước kế cận của các cấu trúc địa chất liên quan đó phải được định nghĩa và
xác định bởi luật pháp và các phương tiện kỹ thuật. Theo đó, yêu sách của Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa về “các vùng nước
liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
” (được đính kèm với
Công hàm số CML/17/2009 và Công hàm số CML/18/2009) đã được nói trên ở đây, bên
ngoài các cấu trúc địa chất của KIG, “các
vùng nước liên quan
” này không có cơ sở nào trong luật quốc tế, đặc biệt là
UNCLOS. Như vậy, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các khu vực
biển này phải thuộc về các quốc gia ven biển hoặc các quốc gia quần đảo như
Philippines, theo đó, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển tùy thuộc bởi các vùng
biển như lãnh hải hoặc là vùng đặc quyền kinh tế hay là thềm lục địa, tương ứng
với các Điều 3,4,55,57 và 76 của UNCLOS.

Nhận xét về Kháng thư của Philippines

Philippines không gửi văn
bản dưới dạng Công hàm mà gửi dưới dạng Kháng thư ngoại giao, việc này cho thấy
Philippines
không muốn làm Bắc Kinh “phật ý”.

Tuy
nhiên, với việc chính thức đệ trình Kháng thư  này, Philippines đã cho thấy lập trường của họ
vẫn là phản đối yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông, lập trường này phù hợp
với với lập trường của các quốc gia ASEAN khác.

Philippines
đặc biệt nhấn mạnh tới việc tuân thủ UNCLOS, theo đó, các yêu sách đối với các
vùng biển trong biển Đông phải tuân thủ luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Tuy
không thẳng thắn chỉ trích yêu sách về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, nhưng
Philippines cũng chỉ ra rằng yêu sách về các vùng nước kế cận của Trung Quốc đã
không tuân thủ UNCLOS, còn yêu sách về các vùng nước liên quan đến các cấu trúc
địa chất[1]của Trung Quốc thì không có
cơ sở nào trong luật quốc tế. Như vậy, Philippines
cũng chỉ trích yêu sách “đường lưỡi bò” này, tuy không trực diện như chỉ trích trong
Công hàm ngày 08/07/2010 của Indonesia.

So
sánh giữa phát biểu của Ngọai trưởng Mỹ ngày 31/3/2010, Công hàm phản đối Trung
Quốc của Indonesia ngày 08/07/2010, Kháng thư của Philippines ngày 05/04/2011
và lập trường của Việt Nam, ta thấy cả Việt Nam, Hoa Kỳ, Indonesia, Philippines
đều phản đối yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc với một số luận điểm
chung:

(i)
Cả 4 nước (Việt Nam, Hoa Kỳ, Indonesia và Philippines) đều nhấn mạnh việc tuân
thủ UNCLOS trong việc giải quyết tranh chấp.

(ii)
Việc yêu sách chủ quyền trên các vùng biển phải tuân thủ các quy định của
UNCLOS.

(iii)
Cả 4 nước đều không thừa nhận các đảo đá thuộc Trường Sa là đảo theo quy định
của Điều 121 UNCLOS. Hoa Kỳ và Indonesia
gọi đó là các “điểm đất liền
(feature lands); Philippines
gọi nó là các “cấu trúc địa chất
(Geological features); Việt Nam
gọi là các đảo đá. Và theo đó không thể có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và
thềm lục địa của các đảo đá đó được.

Việc
yêu sách chủ quyền mà không theo các quy định của UNCLOS về các vùng biển, đặc
biệt là yêu sách chủ quyền với các đảo đá trong vùng biển như “đường lưỡi bò”
là không có cơ sở trong luật quốc tế và đặc biệt vi phạm nguyên tắc “đất thống trị biển” của luật biển quốc
tế.

KẾT LUẬN

Qua
Kháng thư này của Philippines đã cho chúng ta thấy yêu sách “đường lưỡi bò” của
Trung Quốc gặp sự phản đối của nhiều quốc gia, cả những nước liên quan trực
tiếp (Việt Nam, Philippin) và những nước không liên quan trực tiếp (Hoa Kỳ,
Indonesia). Việt Nam và Malaysia
nêu quan điểm phản đối ngay khi Trung Quốc trình Công hàm số CML/17/2009 và
Công hàm số CML/18/2009 của họ lên Liên Hợp Quốc. Còn Tuyên bố của Ngoại trưởng
Mỹ ngày 31/03/2010, Công hàm của Indonesia
ngày 08/07/2010, và Kháng thư ngày 05/04/2011 của Philippines đều phản đối yêu sách
“đường lưỡi bò”.

Yêu
sách của Trung Quốc về “đường lưỡi bò” được tất cả các quốc gia liên quan khác
đánh giá là không dựa trên bất cứ cơ sở nào của luật quốc tế nói chung, mà đặc
biệt vi phạm nghiêm trọng Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc.

Gần
như tất cả các quốc gia ASEAN cùng Hoa Kỳ đều chung lập trường khi phản đối yêu
sách vô lý này của Trung Quốc. Đây có lẽ sẽ là dịp để tất cả các nước ASEAN và
cộng đồng quốc tế cùng nhau đoàn kết để buộc Trung Quốc phải hủy bỏ yêu sách vô
lý này để tiến tới lộ trình biến biển Đông thành biển của hòa bình, hữu nghị và
phát triển.

Hoàng
Việt

 

[1] Philippines không coi đó là các đảo
theo Điều 121 UNCLOS, nên chỉ gọi chúng là các cấu trúc địa chất.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới