Sunday, November 10, 2024
Trang chủĐàm luậnVN-TQ cùng hóa giải các nhân tố bất lợi trên Biển Đông

VN-TQ cùng hóa giải các nhân tố bất lợi trên Biển Đông

Ở thời điểm hiện tại, ngoài việc để cho Trung Quốc có thời gian điều chỉnh chính sách bắt nạt của mình đối với các nước trong khu vực, Việt Nam có vẻ như đang “lặng lẽ theo dõi” Trung Quốc tiến hành Đại hội Đảng lần thứ 19 và chờ đợi những chính sách mới của Bắc Kinh. Mặt khác, Việt Nam cũng muốn mua thời gian để giải quyết các vấn đề nội bộ đang càng ngày càng căng thẳng và khó khăn.

Trung Quốc đã gây ra rất nhiều vụ tranh cãi chủ quyền hàng hải ở Châu Á qua việc bồi đắp và xây đảo nhân tạo, bổ sung cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo đó. Bắc Kinh ngông nghênh tuyên bố họ có quyền hạn hơn bất cứ nước nào tại các vùng tranh chấp trải dài 3,5 triệu cây số vuông ở Biển Đông. Nước này bất chấp luật pháp quốc tế, cho tàu hải giám tuần tra xung quanh các vùng đặc quyền kinh tế của Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Ngoài khơi phía Đông, Trung Quốc còn thường xuyên cho tàu di chuyển qua vùng biển có tranh chấp với Nhật hiện nằm dưới sự kiểm soát của Tokyo.

Nhưng không chỉ có Trung Quốc. Thế giới cũng không quên chú ý tới một nước khác: Việt Nam. Quốc gia này có đường bờ biển trải dài hơn 3,4 nghìn km này đang chứng tỏ họ là nước ven biển có tư duy làm bá chủ trên Biển Đông chỉ sau Trung Quốc.

Năm 2016, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ cho hay Việt Nam bồi đắp các đảo nhỏ ở Biển Đông nhiều hơn cả Trung Quốc. Việt Nam nắm giữ 21 đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa, hơn bất kỳ một đối thủ nào trong khu vực.

Việt Nam cũng đã làm mới lại thỏa thuận với công ty dầu khí quốc doanh Ấn Độ ONGC để thăm dò nhiên liệu hóa thạch dưới đáy đại dương. Bắc Kinh lập tức phản đối hành động này vì họ nói vùng biển ngoài khơi duyên hải phía Đông của Việt Nam là một phần trong tuyên bố 95% Biển Đông là của Trung Quốc. Thế nhưng Việt Nam quyết không lùi bước.

Bằng chứng là các tàu cá của Việt Nam chiếm đáng kể trong tổng số 1,72 triệu tàu cá hoạt động trên Biển Đông, vẫn bị các nước xua đuổi tận từ Indonesia hay Thái Lan, theo các học giả nghiên cứu tranh chấp Biển Đông.

Hai ngư dân Việt thiệt mạng hôm tháng 9 tại địa điểm cách Philippines 34 km trong vụ tai nạn có liên quan đến một tàu chấp pháp của Manila.

Từ 10 năm trước đây sản lượng cá chiếm tới 10% doanh thu xuất khẩu của Việt Nam, theo cuộc khảo sát của Đại học British Columbia. “Trữ lượng cá của Việt Nam đã cạn kiệt, nên họ phải đánh bắt xa hơn để tiếp tục hành nghề,” nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu ISEAS Yusof Ishak ở Singapore nhận định. “Và khi họ đánh bắt xa hơn, họ dễ rơi vào hải phận của các nước bị quy là đánh bắt cá bất hợp pháp.”

Trong sự kiện Đài Loan khẳng định sự hiện diện trên đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là Ba Bình), Hà Nội đã tỏ ý không bằng lòng. Cho dù Thái Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, Đài Loan không chiếm nhiều phần trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và thậm chí còn dùng các cơ sở trên đảo Thái Bình giúp đỡ ngư dân Việt khi hoạn nạn, nhưng Hà Nội vẫn phản đối.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức phản đối ít nhất một lần hồi năm ngoái và lần nữa vào tháng 3 năm nay khi Đài Loan tập trận bắn đạn thật. “Họ nói hoạt động của Đài Loan xâm phạm chủ quyền của họ,” Phó hiệu trưởng Trường Quan hệ Quốc tế tại Đại học Quốc gia Chengchi ở Đài Loan, ông Huang Kwei-bo, nói. “Hễ Đài Loan có động thái gì, Việt Nam luôn phản đối”…

Còn nước láng giềng lớn Trung Quốc luôn phải “để mắt” tới Việt Nam. Bắc Kinh dùng các sáng kiến kinh tế để “kết thân” với các nước khác ở Biển Đông, nhưng lừa được Việt Nam thì không đơn giản. Tháng 6 năm nay, Tướng Phạm Tường Long – Phó Bí thư Quân ủy T.Ư Trung Quốc đã đột ngột cắt ngắn chuyến công du Việt Nam vì nước chủ nhà lúc đó muốn thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp. Tới tháng 8, Ngoại trưởng hai bên hủy một cuộc họp, có thể là do tranh chấp chủ quyền lãnh hải, bên lề một sự kiện của ASEAN.

Vì sao Việt Nam lại chặn tay Trung Quốc mạnh mẽ như thế? Cũng dễ hiểu, bởi vì Việt Nam, đất nước hơn 94 triệu dân, đang tiến lên về mặt kinh tế, phụ thuộc vào biển. Tinh thần chủ nghĩa dân tộc cũng tăng, và người dân muốn chính phủ mạnh tay trong các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.

Trên lãnh vực đối ngoại, Việt Nam đã có những cố gắng như nâng cấp quan hệ với Ấn Độ, vận động Singapore để qua đó làm áp lực các nước khác trong ASEAN, và tăng cường hợp tác với Pháp để kéo các nước khác ở Âu Châu ngày càng tham gia vào hồ sơ Biển Đông và an ninh khu vực Đông Nam Á.

Thái độ rất ngoại giao của Việt Nam đối với Trung Quốc có thể nói là nhằm hóa giải các nhân tố được cho là có thể bất lợi cho Việt Nam trong việc tranh thủ dư luận quốc tế chống lại các yêu sách chủ quyền trắng trợn, vô lý của Trung Quốc tại Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới